Tìm hiểu về Quy y tam bảo 皈依三宝 guī yī sān bǎo

12/03/2018 09:30
Như vậy quy y tam bảo 皈依三宝 guī yī sān bǎo được hiểu là người con của đạo Phật sau một thời gian tu tập, theo tín ngưỡng Phật giáo họ sẽ quay trở về với Đức Phật

Quy y tam bảo

Quy y tam bảo 皈依三宝 guī yī sān bǎo 

Phật giáo có thể nói khá quen thuộc với cả Việt Nam và Trung Quốc. Thuật ngữ quy y tam bảo cũng không hề xa lại với người Việt Nam kể cả là các bạn trẻ. Có lẽ ai cũng đã ít nhất một lần nghe đến thuật ngữ này. Trong bài viết này chúng mình sẽ đi tìm hiểu về thuật ngữ Quy y tam bảo 皈依三宝 guī yī sān bǎo nhé.

Quy y tam bảo là gì?
Lễ quy y tam bảo như thế nào?
Ý nghĩa của quy y tam bảo
Tri nhân tri diện bất tri tâm
Đức năng thắng số
Vô ngã vô ưu
Tướng tùy tâm sinh
Thập nhị nhân duyên

Quy y tam bảo nghĩa là gì?

Quy y tam bảo trong tiếng Trung là 皈依三宝 guī yī sān bǎo. 
三 sān tức là ba, số ba
宝 bǎo bảo trong 宝贵 bǎoguì quý báu, quý giá như bảo vật.
Tam bảo tức là chỉ ba ngôi quý báu đó là Phật báu (Buddha), Pháp báu (Dhamma), Tăng báu (Sangha).
皈 guī quy tức là quay về, ở đây là quay về với đức Phật, với Phật pháp.
依 yī trong từ 依靠 yī kào tức là nương tựa.

Như vậy quy y tam bảo được hiểu là người con của đạo Phật sau một thời gian tu tập, theo tín ngưỡng Phật giáo họ sẽ quay trở về với Đức Phật, rũ bỏ mọi muộn phiền về nương tựa nơi Đức Phật với Phật giáo.  Đây được coi là bước đi đầu tiên định hướng từ “phật tử cảm tính” thành “phật tử đúng pháp”. Là bước khởi đầu cũng là bước quan trọng nhất trong quá trình học phật. Cũng giống như chúng ta tuy đều là phật tử, nhưng không thể nói là đạo phật mà chỉ được nói là tín ngưỡng phật giáo bởi không nhiều người trong số chúng ta đọc kinh, niệm phật mỗi ngày, cũng không tìm hiểu về Phật giáo nhiều, cũng không tu tập gì nhiều. Đó là lí do tại sao đa số người quy y tam bảo là người già. Bởi chỉ có người già họ mới có sự từng trải, sự giác ngộ về phật giáo, họ cũng là người sẽ có nhiều thời gian để ra chùa, nghe sư giảng pháp, tụng kinh niệm phật.

Quy y không có nghĩa là phải xuống tóc đi tu. Bởi phật tử sẽ có 2 loại xuất gia và tại gia. Xuất gia sẽ phải xuống tóc, ở chùa, không kết hôn và ăn chay. Còn tại gia vẫn có thể xây dựng sự nghiệp, kết hôn sinh con bình thường, chỉ cần có ý thức tìm hiểu phật giáo, tim hướng phật.

Lễ quy y tam bảo như thế nào?

Lễ quy y gồm các nghi thức như niêm hương, bạch phật, tán hương cúng dường, đảnh lễ tam bảo,... Trong đó phát nguyệt “quy y phật, Pháp, Tăng” là bước quan trọng nhất. Đứng trước tam bảo, thành tâm phát nguyện quy y tam bảo sẽ chính thức là phật tử.

Sau đó, nhà sư sẽ truyền 5 giới tùy mỗi phật tử mà phát tâm nhận 1 2 hoặc cả 5 giới về để tuân thủ, thực hiện trong cuộc sống hằng ngày. Giới thứ nhất là không giết hại; giới thứ 2 là Không trộm cướp; giới thứ 3 là  Không tà dâm; Giới thứ 4 là không nói dối; Giới thứ 5 là không uống rượu (và các chất kích thích như ma túy)

Ý nghĩa của việc quy y tam bảo là gì?

Như đã biết quy y tam bảo tức là trở về nương tựa vào ba ngôi quý báu là Phật, Pháp và Tăng. Tam bảo là nơi theo Phật giáo có đủ khả năng dẫn chúng sinh thoát khổ. Do đó việc quy y, quay về với Phật, Pháp Tăng trở thành một phật tử thực sự là điều vô cùng quan trọng, là cái duyên được cho là duyên lành lớn nhất trong đời.

Tam bảo là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho Phật tử. Khi đã quy y tam bảo tức  là sẽ nhận được sự soi sáng, soi đường dẫn lối, che chở, bảo vệ, hộ trì của tam bảo. Mọi suy nghĩ sẽ được sáng suốt, hành động lời nói sẽ “nương theo tránh niệm mà trở nên trong sáng”, Phật giáo sẽ đưa những người con Phật tử đi đúng dường. Điều này làm cho con người ta cảm thấy thoải mái, thanh thản, an nhiên trong cõi “dục” này. Tam bảo là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho người Phật tử. 

Quy y tam bảo thực sự là một khái niệm mới mẻ và có phần mơ hồ với nhiều người đặc biệt là người người trẻ chúng ta. Vậy hi vọng bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn một chút kiến thức về quy y tam bảo. Mỗi thứ biết một chút cuộc sống mới thật phong phú đúng không nào?
 

| Trung tâm Tiếng Trung Ánh Dương