Tết Trùng cửu ở Trung Quốc
Tiếp nối chủ đề về những ngày lễ tết ở Trung Quốc, trong bài học ngày hôm nay mời bạn cùng Tiếng Trung Ánh Dương tìm hiểu về Tết Trùng Cửu của Trung Quốc và những từ vựng liên quan đến ngày lễ này nhé!
1. Nguồn gốc tết Trùng Cửu
Tết Trùng Cửu (重九节 / chóng jiǔ jié) hay còn gọi là Tết Trùng Dương (重阳节 / chóngyáng jié) là ngày lễ truyền thống của người dân Trung Quốc vào ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch hàng năm.
Cái tên “tết Trùng Dương” bắt nguồn từ “Kinh Dịch” của Trung Quốc. Trong “Kinh Dịch”, 6 được coi là số âm trong khi 9 được coi là số dương và là đỉnh cao nhất trong một vòng lặp, một chu kỳ. Ngày 9 tháng 9 là sự lặp lại của hai số 9, nên được gọi là “Trùng Cửu”, đồng thời cũng là hai số dương (số 9) kết hợp với nhau, nên còn được gọi là “Trùng Dương”. Còn trong quan niệm dân gian, “九九 / jiǔjiǔ” đồng âm với “久久 / jiǔjiǔ” (lâu dài, mãi mãi), hơn nữa số 9 còn là số lớn nhất trong các số, vì vậy “Trùng Cửu” còn mang ngụ ý sinh mệnh dài lâu, khỏe mạnh trường thọ.
2. Các hoạt động vào ngày tết Trùng Cửu
Trong quá trình tiếp diễn của lịch sử, tết Trùng Cửu không chỉ dung hòa nhiều yếu tố văn hóa dân gian mà còn kết hợp nhiều ý nghĩa văn hóa. Theo những tài liệu còn được bảo tồn đến ngày nay, từ thời Chiến Quốc người ta đã có phong tục leo núi và uống rượu hoa cúc vào tết Trùng Cửu. Các hoạt động vào ngày tết Trùng Cửu rất phong phú, thường bao gồm du lịch, leo núi thưởng ngoạn phong cảnh, ngắm hoa cúc, uống rượu hoa cúc,…
Người cổ đại thường có thói quen leo núi vào tết Trùng Cửu, vì vậy thời cổ đại còn gọi tết Trùng Cửu là “tết Đăng Cao”. Phong tục leo núi ngày Trùng Cửu bắt nguồn từ sự sùng bài đồi núi của người xưa.
Mỗi năm vào ngày tết Trùng Cửu, các địa phương lại tổ chức hoạt động leo núi mùa thu cho người cao tuổi để trao đổi tình cảm, rèn luyện thân thể. Rất nhiều thế hệ trẻ của các gia đình cũng đưa cha mẹ, ông bà mình đi tham gia các hoạt động ở ngoại thành vào ngày này.
Theo nghiên cứu, tết Trùng Cửu uống rượu hoa cúc, đeo cành thù du cũng có tác dụng giống như tết Đoan Ngọ uống rượu hùng hoàng và đeo cành xương bồ. Mục đích là phòng trừ bệnh tật, côn trùng. Giống như một số ngày lễ khác, tết Trùng Cửu cũng du nhập vào nước ta theo sự giao thoa văn hóa giữa Việt Nam – Trung Quốc. Thời kỳ Lý – Trần, nho sĩ Việt Nam cũng tổ chức leo núi, uống rượu hoa cúc gọi là thưởng tết Trùng Dương.
“Năm ngoái giữa rừng không có lịch
Nhìn hoa cúc nở biết trùng dương”
Câu thơ trên là của một Vị thiền tăng nổi tiếng của Việt Nam, gắn liền với một ngọn núi – núi Yên Tử – nơi phát tích một dòng thiền của Việt Nam – dòng thiền Trúc Lâm nổi tiếng với tứ quý “Tùng, Cúc, Trúc, Mai”.
Vừa rồi chúng ta đã tìm hiểu về nguồn gốc và các hoạt động trong ngày tết Trùng Cửu, vậy tiếp theo hãy học những từ vựng tiếng Trung liên quan đến ngày lễ này nhé!
1. 重阳节 /chóngyáng jié/: tết Trùng Cửu
2. 重九节 /chóng jiǔ jié/: tết Trùng Dương
3. 登高节 /dēnggāo jié/: tết Đăng Cao
4. 民族的传统节日 /mínzú de chuántǒng jiérì/: ngày lễ truyền thống của dân tộc
5. 登高 /dēnggāo/: leo núi
6. 习俗 /xísú/: phong tục, tập tục
7. 农历 /nónglì/: âm lịch
8. 民俗活动 /mínsú huódòng/: hoạt động dân tộc
9. 文化内涵 /wénhuà nèihán/: yếu tố văn hóa
10. 饮菊花酒的风俗 /yǐn júhuā jiǔ de fēngsú/: phong tục uống rượu hoa cúc
11. 出游赏景 /chūyóu shǎng jǐng/: du lịch thưởng ngoạn phong cảnh
12. 登高远眺 /dēnggāo yuǎn tiào/: leo núi ngắm cảnh
13. 观赏菊花 /guānshǎng júhuā/: ngắm hoa cúc
14. 饮菊花酒 /yǐn júhuā jiǔ/: uống rượu hoa cúc
15. 交流感情 /jiāoliú gǎnqíng/: trao đổi tình cảm
16. 锻炼身体 /duànliàn shēntǐ/: rèn luyện thân thể
17. 生命长久 /shēngmìng chángjiǔ/: sinh mệnh dài lâu
18. 健康长寿 /jiànkāng chángshòu/: khỏe mạnh trường thọ
Với bài học ngày hôm nay, Tiếng Trung Ánh Dương đã cùng các bạn tìm hiểu về một ngày lễ nữa của Trung Quốc – tết Trùng Cửu. Hy vọng qua bài viết này, có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về văn hóa Trung Quốc, cũng như mở rộng vốn từ của bản thân. Hãy đồng hành cùng Tiếng Trung Ánh Dương trong những bài viết tiếp theo nhé! Cảm ơn các bạn rất nhiều!