Duy ngã độc tôn 唯我独尊 Wéi wǒ dú zūn
Bạn có biết “duy ngã độc tôn” trong tiếng Trung là gì không? Trong bài viết này, Trung tâm Tiếng Trung Ánh Dương sẽ cùng các bạn tìm hiểu ý nghĩa của câu “duy ngã độc tôn”.
Trên thực tế trước câu “duy ngã độc tôn” còn một vế câu nữa đó là 天上天下,唯我独尊 tiān shàng tiān xià, wéi wǒ dú zūn. 天上天下 tiān shàng tiān xià có lẽ ai cũng có thể lý giải được. Nó có nghĩa là thiên thượng thiên hạ tức trên trời dưới đất, trong cõi này.
- 唯 wéi duy: duy tức duy nhất, độc nhất
- 我 wǒ ngã: ngã ở đây chỉ ta
- 独尊 dú zūn độc tôn: có nghĩa là độc nhất, chỉ có một mà không có người thứ 2, hơn hết tất cả
Như vậy câu 天上天下,唯我独尊 tiān shàng tiān xià, wéi wǒ dú zūn có nghĩa là trên trời dưới đất, chỉ ta hơn hết.
Cẩn tắc vô ưu
Vô ngã vô ưu
An nhiên là gì
Tâm sinh tướng
Nhiều kinh điển ghi lại rằng, trong ngày Đản sinh của Đức Phật: “Khi vừa mới hạ sinh, Ngài bước đi bảy bước, dưới mỗi bước chân nở ra một đóa hoa sen, đến bước thứ bảy thì dừng lại, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất, Ngài tuyên bố: Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”.
Có người cho rằng Đức Phật đã quá tự phụ khi người cho rằng “duy ngã độc tôn”. Thế nhưng nhiều tài liệu cho rằng, Phật là một người đã giác ngộ, chứng thập chân lý, thành tự đạo quả Vô thượng Bồ đề mà chưa một ai đến hiện tại có thể làm được điều tương tự như vậy. Như vậy, Phật chính là bậc thầy, có trí tuệ và đức hạnh, bậc tôn trọng nhất thế gian, cũng là bậc tự do tự tại. Trong ba cõi thì đúng chỉ có Ngài mới đạt được đến cảnh giới đó, vậy thì Ngài ở vị trí độc tôn cũng không có gì là nói quá. Ngài đã không còn sự phiền não lậu hoặc, vì vậy nói Đức Phật “duy ngã độc tôn” không hề có chút ngạo mạn ở đây.
Ngoài ra, “duy ngã” ở đây còn đề cập đến những triết lý sâu xa hơn thế nữa. Do đó, “duy ngã độc tôn còn có thể hiểu theo nhiều ý nghĩa khác.
1- Duy ngã là có sự giác ngộ hoàn toàn do chính mình biết cách buông xả, bởi giác ngộ là thành Phật. Đó là sự tối thắng ở đời do sự kiên trì bền bỉ trong tu tập.
2- Duy ngã là chỉ có chân ngã, tức là Thường-lạc-ngã- tịnh chân không mà diệu hữu, vì vẫn thường biết rõ ràng.
3- Duy ngã là chỉ có Phật tính trong mỗi con người ‘là tôn quý nhất’, Ta là Phật đã thành chúng sinh là Phật sẽ thành, vì mỗi chúng sinh đều có Phật tính sáng suốt.
4- Duy ngã là pháp thân thường trụ không biến đổi chỉ vì bất giác chạy theo vọng niệm mà trầm luân trong sinh tử.
Hi vọng sau bài viết này các bạn đã hiểu hơn về câu “duy ngã độc tôn”. Tiếng Trung Ánh Dương chúc các bạn học tốt.