Các món ăn truyền thống của Trung Quốc

26/04/2018 10:10
Người Trung Quốc thường ăn gì trong các ngày lễ, các dịp đặc biệt trong năm. Hãy cùng tìm hiểu những nét đặc sắc trong ẩm thực Trung Hoa qua bài viết các món ăn truyền thống trong dịp lễ, Tết của người Trung Quốc cùng Tiếng Trung Ánh Dương nhé

Các món ăn truyền thống Trung Quốc

 

Các món ăn truyền thống của người Trung Quốc trong ngày lễ

 

Nền ẩm thực Trung Hoa vô cùng đa dạng và đặc sắc. Trung Quốc cũng có rất nhiều ngày lễ truyền thống, mỗi một ngày lễ đều có lịch sử lâu đời và bao hàm ý nghĩa văn hóa đặc biệt. Mỗi một ngày lễ lại đi kèm với một món ăn ngon. Hãy cùng Tiếng Trung Ánh Dương tìm hiểu xem người Trung Quốc ăn gì trong các ngày lễ, dịp đặc biệt trong năm nhé

 

1. Món ăn ngày Tết


Tết âm lịch là ngày lễ truyền thống quan trọng nhất của người Trung Quốc. Người Trung Quốc đón Tết âm lịch nhà nhà đều tổ chức các hoạt động đón năm mới, trong đó ẩm thực là một trong những nội dung quan trọng. Những món ăn truyền thống của Trung Quốc trong dịp Tết âm lịch thường bao gồm:

 

Cơm tất niên

 

Vào đêm giao thừa người Trung Quốc sẽ một nhà đoàn viên cùng nhau ăn bữa cơm tất niên. Các thành viên trong gia đình không phân già trẻ lớn bé đều cùng nhau ăn cơm, những thành viên ở nhà nhất định phải đợi đến khi cả nhà đến đông đủ mới có thể đụng đũa, và cũng phải chuẩn bị bát đũa cho cả những thành viên chưa thể về nhà, để tượng trưng cho gia đình đoàn viên. 

 

Cơm tất niên nên ăn chậm, mỗi món ăn đều phải ăn một miếng. Có vài món ăn không thể thiếu được trong các bữa cơm tất niên, vì nó mang ý nghĩa may mắn, cát tường như: 长年菜 /chángnián cài/: rau trường niên (cải bẹ xanh) phải ăn từng cọng từng cọng một từ đầu đến cuối như vậy thì đầu năm mới có thể lâu dài; 菜头 :/cài tóu/:củ cải, biểu thị điềm tốt lành; 全鸡 /quán jī/: gà để nguyên con, tượng trưng cho cả nhà hạnh phúc ( vì 鸡 /jī/ và 家 /jiā/ phát âm gần giống nhau); ăn cá viên, tôm viên, thịt viên mang ý nghĩa thi đậu tam nguyên (trạng nguyên, hội nguyên, giải nguyên). Trên bàn ăn duy nhất có cá là không được ăn, để biểu thị ý nghĩa 年年有余/ niánnián yǒuyú/: năm này qua năm khác đều dư dả, vì 鱼 /yú/ (cá) đồng âm với 余 /yú/(dư thừa).

 

饺子 /jiǎo·zi/: Bánh chẻo

 

Hầu hết các gia đình người Trung Quốc ở miền bắc vào mùng 1 tháng Giêng đều ăn bánh chẻo. Bữa bánh chẻo này khác với những bữa bánh chẻo khác trong năm. Bữa bánh chẻo này phải được gói xong trong đêm giao thừa, đến 12 giờ đêm mới mang ra ăn. Ăn bánh chẻo với ý nghĩa đón thêm một tuổi mới. Phong tục này bắt đầu từ đầu thời nhà Minh. Tờ mờ sáng mùng Một, các gia đình người miền bắc Trung Quốc đều ăn bánh chẻo, để đón may mắn cát tường, người miền Bắc thường bỏ tiền xu, đường, lạc, táo(một dạng táo giống như táo tàu) và hạt dẻ,... gói lại cùng với nhân thịt. Người ăn phải tiền xu, tượng trưng cho năm mới phát tài, người ăn phải đường tượng trưng cho những ngày tháng của năm sau sẽ càng thêm ngọt ngào, vui vẻ; người ăn phải nhân lạc tượng trưng cho an khang trường thọ,...

 

年糕 /nián gāo/ hay còn gọi là 黏糕: Bánh Tổ

 

Bánh dùng bột gạo nếp và bột hạt kê làm thành, ngụ ý sự thịnh vượng, tiến bộ, luôn đi lên. Theo tiếng Trung, 糕 /gāo/ là bánh, 黏 /nián/ là chất dính, nghĩa là bánh nếp, bánh dính, mọi người dùng món bánh này với mong ước các thành viên trong gia đình lúc nào cũng sẽ luôn kết dính, gắn bó với nhau bền vững. Đây là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết của người Trung Quốc, nó tượng trưng cho sự gắn bó và tình yêu thương bền vững của người thân trong gia đình.

 

2. Món ăn mừng thọ, sinh nhật

 

- 长寿面 /cháng Shòu miàn/: mì trường thọ, được làm chỉ từ một sợi mì kéo dài thật dài, khi ăn phải ăn một hơi  hết sợi mì, không được làm đứt sợi mì vì như thế có thể sẽ có điều không may xảy ra với  mong  muốn sống khỏe mạnh, dài lâu 
- 鸡蛋 /jī dàn/: trứng gà, tượng trưng cho vận may càng này càng tốt
- 寿桃 /Shòutáo/: đào thọ

 

3. Món ăn ngày Tết Nguyên Tiêu

 

-汤圆 /tāngyuán/: bánh trôi. Trong tiếng Trung 汤圆 /tāngyuán/: bánh trôi và từ 团圆 /tuányuán/: đoàn viên, đoàn tụ có âm đọc gần giống nhau. Vào tết Nguyên Tiêu ăn bánh trôi tượng trưng cho cả nhà đoàn viên, hòa thuận hạnh phúc, mọi người cũng dùng nó để hoài niệm về người thân đã li biệt, gửi gắm những mong ước tốt đẹp về cuộc sống tương lai.

 

4. Món ăn ngày Tết Hàn Thực

 

Vào Tết Hàn Thực người Trung Quốc thường kiêng không sử dụng lửa nên họ chỉ ăn đồ nguội hoặc thức ăn đã được chế biến sẵn từ trước, ở mỗi nơi đều có cách ăn khác nhau, có nơi ăn 馒头/ mán·tou/: màn thầu, có nơi ăn 粥 /zhōu/: cháo,  có nơi ăn 糕点 /gāodiǎn/:bánh ngọt , có nơi lại ăn 凉菜 /liángcài/: rau trộn thức ăn nguội

 

5. Món ăn ngày Tết Thanh Minh

 

- 鸡蛋 /jī dàn/: trứng gà, gửi gắm sự kính nể và tôn sùng của con người đối với sinh mệnh và sự sinh sôi nảy nở của vạn vật.

 

6. Món ăn ngày Tết Đoan Ngọ

 

粽子 /zòngzi/: bánh ú, vào Tết Đoan Ngọ mọi người đều ăn bánh ú để tưởng nhớ Khuất Nguyên- một nhà thơ vĩ đại của Trung Quốc.  Tương truyền, vào năm 340 trước Công nguyên, ở nước Sở có 1 nhà thơ yêu nước tên là Khuất Nguyên, trước nỗi đâu mất nước, vào ngày mùng 5 tháng 5 ông đã ôm một tảng đá lớn gieo mình xuống dòng sông Cốt La, vì để cho cá tôm không làm tổn hại đến thân thể của ông, mọi người đã dùng ống trúc đựng gạo thả xuống sông. Về sau để bày tỏ sự kính trọng và tưởng nhớ đến Khuất Nguyên, hằng năm cứ vào ngày này mọi người đều dùng ống trúc bỏ gạo vào bên trong thả xuống sông để làm lễ tế, đây chính là khởi nguồn của món bánh ú Trung Quốc.

 

7. Món ăn ngày Tết trùng dương

 

Tết trùng dương còn gọi là tết trùng cửu, vào ngày này mọi người thường ăn 花糕 /huā gāo/: bánh hoa, và uống 菊花酒 /júhuā jiǔ/: rượu hoa cúc. 糕 /gāo/: bánh và 高/gāo/: cao đồng âm với nhau, lại bao hàm nghĩa từng bước thăng tiến, tương đối may mắn. Còn về phần rượu hoa cúc, 酒/jiǔ/: rượu và 久 /jiǔ/: dài lâu, bền lâu đồng âm với nhau, từ đó sinh ra ngày tết Trùng Dương mọi người uống rượu hoa cúc, mang hàm ý trường thọ bất lão.

 

8. Món ăn ngày ngày mồng tám tháng chạp

 

Vào ngày này người Trung Quốc thường ăn 腊八粥 /làbāzhōu/: cháo mồng 8 tháng chạp (dùng nếp, đậu, và các loại quả khô như táo, hạt dẻ, hạt sen...nấu thành. Bắt nguồn từ Phật giáo, tương truyền Thích Ca Mâu Ni đắc Đạo vào ngày này, nên chùa chiền nấu cháo cúng Phật, về sau trong dân gian lưu truyền mãi thành tục lệ)

 

Hy vọng bài viết đem lại những thông tin hữu ích cho các bạn về văn hóa truyền thống Trung Quốc cũng như nền ẩm thực đặc sắc Trung Hoa. Chúc các bạn học tốt!

| Trung tâm Tiếng Trung Ánh Dương