Tam Tự Kinh giải nghĩa- phần 2
Trong phần 2 Tam Tự Kinh giải nghĩa hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về những câu dạy về những kiến thức phổ thông từ cách đếm đến thời tiết bốn mùa, giải thích về tam quang, tam tài, tam cương, ngũ thường, ngũ hành, lục cốc, lục súc...
Nhất nhi thập
Thập nhi bá
Bách nhi thiên
Thiên nhi vạn
一而十 (yī ér shí)
十而百 (shí ér bǎi)
百而千 (bǎi ér qiān)
千而万 (qiān ér wàn)
Giải nghĩa: Trung Quốc áp dụng phương pháp tính toán thêm tiến vị số mười: Từ 1 đến 10 là các con số cơ bản, 10 số 10 là 100, mười cái 100 là 1 nghìn, mười cái 1 nghìn là 1 vạn,... luôn luôn thay đổi.
Tam tài giả
Thiên địa nhân
Tam quang giả
Nhật nguyệt tinh
三才者 (sān cái zhě)
天地人 (tiāndì rén)
三光者 (sānguāng zhě)
日月星 (rì yuè xīng)
Giải nghĩa: Nên hiểu một chút thường thức của cuộc sống hằng ngày, như cái gì gọi là "tam tài", tam tài chỉ trời, đất và con người. Cái gì gọi là "tam quang"? Tam quang chính là mặt trời, mặt trăng và các vì sao.
Tam cương giả
Quân thần nghiã
Phụ tử thân
Phu phụ thuận
三纲者 (sān gāng zhě)
君臣义 (jūnchén yì)
父子亲 (fùzǐ qīn)
夫妇顺 (fūfù shùn)
Giải nghĩa: "Tam cương" là ba chuẩn mực hành vi mà quan hệ giữa người với người nên tuân thủ, đó là lời nói và hành vi của vua và quần thần phải phù hợp với đạo lý, bố mẹ và con gái phải nên yêu thương lẫn nhau, vợ chồng với nhau phải chung sống hòa thuận.
Viết xuân hạ
Viết thu đông
Thử tứ thời
Vận bất cùng
曰春夏 (yuē chūn xià)
曰秋冬 (yuē qiū dōng)
此四时 (cǐ sì shí)
运不穷 (yùn bù qióng)
Giải nghĩa: Một năm có 4 mùa, không ngừng thay đổi, xuân qua hạ đến, thu đi đông lại về, vòng tuần hoàn đó lặp đi lặp lại không bao giờ ngừng
Viết nam bắc
Viết tây đông
Thử tứ phương
Ứng hồ trung
曰南北 (yuē nánběi)
曰西东 (yuē xī dōng)
此四方 (cǐ sìfāng)
应乎中 (yīng hū zhōng)
Giải nghĩa: Trời đất có 4 phương: đông, tây , nam , bắc. 4 phương này nhất định phải có một vị trí ở giữa để đối chiếu, mới có thể phân định được phương này là phương nào, phương kia là phương nào.
Viết thủy hỏa
Mộc kim thổ
Thử ngũ hành
Bổn hồ số
曰水火 (yuē shuǐhuǒ)
木金土 (mù jīn tǔ)
此五行 (cǐ wǔháng)
本乎数 (běn hū shù)
Giải nghĩa: Ngũ Hành ở đây chính là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. đây là một khái niệm trừu tượng mà người Trung Quốc cổ đại dùng để chỉ các sự vật trong vũ trụ, là dựa vào các con số 1, 2, 3, 4, 5 và sự biến đổi tổ hợp tạo thành.
Viết nhân nghĩa
Lễ trí tín
Thử ngũ thường
Bất dung vân
曰仁义 (yuē rényì)
礼智信 (lǐ zhìxìn)
此五常 (cǐ wǔcháng)
不容紊 (bùróng wěn)
Giải nghĩa: Nếu như tất cả mọi người đều có thể lấy nhân, nghĩa, lễ, trí, tín làm tiêu chuẩn đối nhân xử thế, thì xã hội sẽ yên bình mãi mãi, vậy nên mỗi người đều nên tuân thủ, không được thờ ơ, xao lãng.
Đạo lương thúc
Mạch thử tắc
Thử lục cốc
Nhân sở thực
稻粱菽 (dào liáng shū)
麦黍稷 (mài shǔ jì)
此六谷 (cǐ liù gǔ)
人所食 (rén suǒ shí)
Giải nghĩa: Những thức ăn chính trong cuộc sống hằng ngày của con người có loại đến từ thực vật, như lúa, lúa mì, các loại đậu, ngô và cao lương, đây là những thực phẩm quan trọng trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta.
Mã ngưu dương
Kê khuyển thỉ
Thử lục súc
Nhân sở tự
马牛羊 (mǎ niú yáng)
鸡犬豕 (jī quǎn shǐ)
此六畜 (cǐ liùchù)
人所饲 (rén suǒ sì)
Giải nghĩa: Trong nhóm động vật có ngựa, bò, dê, chim, chó và lợn - 6 con thú. Những động vật này giống như 6 loại ngũ cốc, ban đầu cũng là hoang dại. Sau này sau khi con người dần dần thuần hóa chúng, chúng mới trở thành những nhu yếu phẩm trong cuộc sống hằng ngày của con người.
Viết hỷ nộ
Viết ai cụ
Ái ố dục
Thất tình cụ
曰喜怒 (yuē xǐ nù)
曰哀惧 (yuē āi jù)
爱恶欲 (ài è yù)
七情具 (qī qíng jù)
Giải nghĩa: Vui vẻ gọi là hỉ, tức giận gọi là ai, sợ hãi gọi là sợ, trong lòng thích gọi là yêu, ghét gọi là ố, trong lòng ham muốn gọi là dục, hợp lại thành thất tình, đây là 7 loại tình cảm mà con người sinh ra đã có.
Bào thổ cách
Mộc thạch kim
Ty dữ trúc
Nãi bát âm
匏土革 (páo tǔ gé)
木石金 (mùshí jīn)
丝与竹 (sī yǔ zhú)
乃八音 (nǎi bā yīn)
Giải nghĩa: Người Trung Quốc cổ phân các vật liệu chế tạo nhạc cụ làm 8 loại: cây bầu nậm, đất sét, thuộc da, mảnh gỗ, đá, kim loại, tơ và trúc, gọi là "bát âm".
Cao tằng tổ
Phụ nhi thân
Thân nhi tử
Tử nhi tôn
高曾祖 (gāo zēng zǔ)
父而身 (fù ér shēn)
身而子 (shēn ér zi)
子而孙 (zi ér sūn)
Giải nghĩa: Cụ sinh ra ông, ông sinh ra cha, cha sinh ra ta, ta lại sinh ra con trai, con trai lại tiếp tục sinh ra cháu trai.
Tự tử tôn
Chí huyền tăng
Nãi cửu tộc
Nhân chi luân
自子孙 (zì zǐsūn)
至玄曾 (zhì xuán céng)
乃九族 (nǎi jiǔzú)
人之伦 (rén zhī lún)
Giải nghĩa: Từ con trai, cháu trai của ta lại tiếp tục nối tiếp, chính là cháu và chắt. Từ cụ cho đến chắt gọi là "cửu tộc", nó đại diện cho tôn ti trật tự lớn bé và mối quan hệ tiếp nối huyết thống của gia tộc.
Phụ tử ân
Phu phụ tòng
Huynh tắc hữu
Đệ tắc cung
父子恩 (fùzǐ ēn)
夫妇从 (fūfù cóng)
兄则友 (xiōng zé yǒu)
弟则恭 (dì zé gōng)
Giải nghĩa: Giữa cha và con trai cần coi trọng ân tình, vợ chồng phải hòa thuận, anh phải yêu thương em, em phải kính trọng lễ phép với anh.
Trưởng ấu tự
Hữu dữ bằng
Quân tắc kính
Thần tắc trung
长幼序 (zhǎng yòu xù)
友与朋 (yǒu yǔ péng)
君则敬 (jūn zé jìng)
臣则忠 (chén zé zhōng)
Giải nghĩa: Người lớn tuổi và người trẻ tuổi khi kết giao với nhau cần chú ý tôn ti trật tự trên dưới, bạn bè chơi với nhau cần phải giữ chữ tín, nếu nhu vua có thể tôn trọng thần tử của mình, thì các quan cũng sẽ một lòng trung thành với vua
Thử thập nghĩa
Nhân sở đồng
Đương thuận tự
Vật vi bối
此十义 (cǐ shí yì)
人所同 (rén suǒ tóng)
当师叙 (Dāng shī xù)
勿违背 (wù wéibèi)
Giải nghĩa: Thập nghĩa: Phụ Từ, Tử Hiếu, Phu Hòa, Thê Thuận, Huynh Hữu, Đệ Cung, Bằng Tín, Hữu Nghĩa, Quân Kính, Thần Trung, đây là lễ nghĩa mà ai cũng phải tuân thủ, tuyệt đối không được làm trái.
Xem phần tiếp theo: Tam tự kinh giải nghĩa (phần 3)