Cách tra từ điển tiếng Trung cho người mới học

05/04/2018 14:50
Cách tra từ điển tiếng Trung như thế nào? Làm thế nào để tra nhanh chóng nghĩa hay cách đọc một chữ Trung Quốc. Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn chi tiết đến các bạn cách tra từ điển tiếng Trung cho người mới học. 

Cách tra từ điển tiếng Trung Quốc

 

Hướng dẫn cách tra từ điển tiếng Trung dành cho người mới học

 

Cách tra từ điển tiếng Trung như thế nào? Làm thế nào để tra nhanh chóng nghĩa hay cách đọc một chữ Trung Quốc. Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn chi tiết đến các bạn cách tra từ điển tiếng Trung cho người mới học. 

 

A.    Cấu trúc một cuốn từ điển tiếng Trung

1.    Bảng tra chữ trong từ điển

Từ điển tiếng Trung gồm hai bảng tra:
•    Bảng tra theo bộ 
•    Bảng tra theo âm

 

1.1    Bảng tra chữ theo bộ chia làm ba phần:

-    Phần đầu hướng dẫn cách tra chữ theo bộ.
-    Phần thứ hai là BẢNG MỤC LỤC bộ gồm các bộ được sắp xếp theo số nét tăng dần và chia làm hai cột, cột thứ nhất là bộ, cột thứ hai là số trang của bộ thủ ở phần tra bảng chữ.
-    Phần thứ ba là BẢNG TRA CHỮ. Các chữ Hán được sắp xếp theo bộ thủ với số nét tăng dần, bên cạnh là số trang của chữ trong phần chính của từ điển.

 

1.2    Bảng tra chữ theo phiên âm: được sắp xếp theo thứ tự abc của phiên âm, mỗi trang của bảng chữ chia thành bốn cột, thông tin trong một cột tình từ trái gồm: chữ Hán giản thể, chữ trong ngoặc (nếu có) là chữ Hán phồn thể (hay dị thể) tương ứng và số trang của chữ đó trong phần chính của từ điển.

 

2.    Phần chính của từ điển:

Trong phần chính của từ điển,các chữ được xếp theo thứ tự abc của âm đọc. Trong phạm vi một chữ, các từ tạo thành từ chữ này cũng được sắp xếp theo thứ tự abc.

 

Ví dụ : Khi chúng ta tra từ 安 /ān / từ điển sẽ cung cấp cho chúng ta biết những mục như sau:


1. Chữ Hán giản thể : 安 ( nếu chữ có nhiều mục sẽ được đánh số)
2. Chữ Hán phồn thể (trong ngoặc đơn): chữ 安 không có chữ khác trong ngoặc đơn như vậy chữ Hán phồn thể giống chữ giản thể
3. Phiên âm la tinh:  ān
4. Âm Hán Việt: [ AN]  
5. Các nghĩa của chữ: nếu chữ có nhiều nghĩa thì chúng được đánh số. Một nghĩa của chữ được dịch bằng các từ ngữ Tiếng Việt tương đương.
6. Âm đọc khác của chữ: Nếu chữ có nhiều âm đọc, phần này sẽ cho biết về âm đọc khác của chữ.


Ngoài ra: 
-    Các từ in nghiêng trong ngoặc đơn có tác dụng giải thích ngắn gọn chức năng ngữ pháp hoặc làm rõ nghĩa của chữ.
-    Một số nghĩa khó hay quan trọng có ví dụ minh họa. Ví dụ được đặt sau dấu hai chấm của nghĩa, sau đó là phần dịch nghĩa của ví dụ này.


3.    Các phụ lục:
 

B. Hướng dẫn cách tra từ điển tiếng Trung

Có 2 cách cơ bản để tra từ điển tiếng Trung: tra từ theo phiên âm và tra theo bộ thủ

 

1. Cách tra từ điển tiếng Trung theo phiên âm

 

Đây là cách tra khi bạn biết rõ phiên âm của chữ. Ngay những trang đầu của cuốn từ điển tiếng Trung, bạn sẽ thấy Bảng tra chữ theo âm. Thông thường bảng này gồm 3 phần: phiên âm, chữ Hán tương ứng với phiên âm và số trang chữ Hán đó đang nằm ở đó.
Thứ tự các bước tra:


Bước 1: Mở Bảng tra chữ theo âm trong từ điển
Bước 2: Dựa vào phiên âm chữ mình muốn tra để tìm trong bảng số trang của chữ Hán bạn đang muốn tra.
Bước 3: Lật theo số trang sách đó để tra ra nghĩa từ cần biết.


Các bước trên được minh họa theo ví dụ và hình ảnh dưới đây. Ví dụ: Bạn muốn tra nghĩa từ / hǎo / nhưng mới chỉ biết phiên âm thì các bước tra trong từ điển tiếng Trung sẽ được thực hiện như sau


Bước 1:Mở bảng tra chữ theo âm

 

Tra từ điển tiếng trung theo phiên âm 01

 

Bước 2 : Dựa vào bảng tra phiên âm ta biết chữ 好 ở trang 356 trong từ điển.

 

Tra từ điển tiếng trung theo phiên âm 02                  

 

Bước 3: Mở trang 356 để xem nghĩa của từ 好.
              

Tra từ điển tiếng trung theo phiên âm 03

 

2. Cách tra từ điển tiếng Trung theo bộ thủ


Việc tra từ điển theo bộ thủ gồm 4 bước như sau:


Bước 1: Xác định chữ cần tra thuộc bộ nào. Nếu chữ bạn cần tra gồm nhiều bộ tạo thành thì hãy tuân theo 5 quy tắc tra từ điển tiếng Trung theo bộ như sau để tìm được bộ thủ chính xác:
- Chọn trên không chọn dưới
- Chọn trái không chọn phải
- Chọn ngoài không chọn trong
- Chọn giữa không chọn góc trên bên trái
- Chọn dưới hoặc chọn phải, không chọn góc bên trái


Bước 2: Tìm số trang của bộ này trong phần MỤC LỤC BỘ 
Bước 3: Đếm số nét của chữ cần tra (trừ bộ thủ ra), tìm số trang của chữ cần tra trong BẢNG TRA CHỮ THEO BỘ
Bước 4: Tìm chữ cần tra trong phần chính của từ điển.


Ví dụ: Tra chữ 相: 


1. Chữ 相 trái phải đều là bộ, theo quy tắc “chọn trái không chọn phải”, ta phải tra bộ “ 木”.
2. Tra bảng MỤC LỤC BỘ, phần 4 nét ta thấy chữ “木” và thấy được số trang chứa các chữ thuộc bộ này trong phần BẢNG TRA CHỮ THEO BỘ
3. Trừ bộ “木” ra, chữ 相 còn 5 nét ---> tìm trong BẢNG TRA CHỮ THEO BỘ phần 5 nét của bộ để thấy số trang chữ cần tra trong phần chính của từ điển
4. Lật đến trang phần chính của từ điển sẽ ra âm đọc và nghĩa của từ 相.

Tiếng Trung là một trong những loại ngôn ngữ được xếp vào hàng ngôn ngữ khó nhất thế giới, do chữ viết của ngôn ngữ này là chữ tượng hình, mang những cấu trúc riêng biệt và ý nghĩa riêng của từng chữ Hán. Tuy nhiên, việc học tiếng trung sẽ trở nên đơn giản hơn nếu bạn có thêm cuốn từ điển tiếng trung để hỗ trợ trong việc học tiếng trung của mình. Và sau đây mình sẽ hướng dẫn các bạn cách tra từ điển tiếng Trung nhé.

 

C. Một vài cuồn từ điển tiếng Trung thông dụng

Tiếng Trung là một trong những loại ngôn ngữ được xếp vào hàng ngôn ngữ khó nhất thế giới, do chữ viết của ngôn ngữ này là chữ tượng hình, mang những cấu trúc riêng biệt và ý nghĩa riêng của từng chữ Hán. Việc học tiếng Trung sẽ trở nên đơn giản hơn nếu bạn có thêm cuốn từ điển tiếng trung để hỗ trợ trong việc học tiếng Trung của mình và nắm vững các cách tra từ điển tiếng Trung được hướng dẫn chi tiết phía trên. Một vài cuốn từ điển thông dụng bạn nên có như sau:

 

1. Quyển “Từ điển Hán- Việt” của tác giả Trương Văn Giới và Lê Khắc Kiều Lục. Nhà xuất bản: Khoa học xã hội”

 

 Từ điển Hán- Việt của tác giả Trương Văn Giới và Lê Khắc Kiều Lục

 

2. Quyển “Từ điển Hoa – Việt Thông Dụng” của Khổng Đức và Long Cương. Nhà xuất bản: Văn hóa thông tin

 

Từ điển Hoa – Việt Thông Dụng của Khổng Đức và Long Cương

   
3. Tân Hoa Từ Điển_ Nhà xuất bản: Đại học ngôn ngữ Bắc Kinh (quyển này nên mua sau khi học hết năm hai, vì nó tra từ hoàn toàn theo tiếng Hán)

 

4. Từ điển Việt – Hán của tác giả Trương Văn Giới và Lê Khắc Kiều Lục. Nhà xuất bản: Khoa học xã hội

 

Với người mới học tiếng Trung nên trang bị cho mình hai quyển từ điển, một quyển từ điển dầy và một quyển từ điển bỏ túi. 

 

Trên đây Tiếng Trung Ánh Dương đã hướng dẫn các bạn hai cách cụ thể việc sử dụng từ điển tiếng Trung và một vài cuốn từ điển tiếng Trung thông dụng nên có. Chỉ cần bạn nắm rõ hai cách trên, việc tra từ điển tiếng Trung sẽ trở nên rất dễ dàng. Mong rằng bài viết này có thể giúp các bạn học tiếng Trung một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thành công trên con đường chinh phục tiếng Trung nhé!

| Trung tâm Tiếng Trung Ánh Dương