Chào các bạn, để nắm vững cách đọc tiếng Trung cơ bản, trước hết người học cần phải nắm được cách đọc phiên âm la tinh trong tiếng Trung (các bạn tham khảo thêm bài học bảng chữ cái tiếng Trung). Trong bài học về cách đọc tiếng Trung ngày hôm nay, Tiếng Trung Ánh Dương hướng dẫn các bạn cách đọc những chữ cái đầu tiên và đơn giản nhất trong tiếng Trung.
Trước tiên chúng ta sẽ làm quen với bốn tổ thanh mẫu, 6 vận mẫu đơn và 4 vận mẫu đôi cùng 4 thanh điệu chính. Xin mời các bạn cùng mở trang số 2 giáo trình hán ngữ quyển 1 phiên bản mới.
1. Thanh mẫu
Âm môi: b, p, m
Đối với âm b: đây là âm 2 môi, tắc trong, không bật hơi. Hai môi khép chặt, khoang miệng chứa đầy hơi, hai môi bật mở nhanh khiến luồng hơi bên trong bật ra ngoài, thường gọi là âm “không bật hơi”.
Âm p: Âm 2 môi, tắc trong, bật hơi. Vị trí cấu âm giống âm b
Âm m: Âm 2 môi mũi, không bật hơi, hai môi khép. Khi phát âm, hai môi khép, ngạc mềm và lưỡi con hạ xuống luồng khí theo khoang mũi ra ngoài.
Âm môi răng: f
Răng trên tiếp xúc với môi dưới, luồng hơi ma sát thoát ra ngoài.
Âm đầu lưỡi giữa: d, t, n, l
Âm d và t có vị trí cấu âm giống nhau đều để đầu lưỡi chạm vào chân răng trên, khoang miệng trữ hơi rồi đầu lưỡi hạ xuống thật nhanh để luồng hơi đột ngột ra ngoài. Tuy nhiên điểm khác là âm t bật hơi.
Âm đầu lưỡi mũi “n”, khi phát âm đầu lưỡi chạm vào lợi trên, ngạc mềm và lưỡi con hạ xuống, khoang mũi mở,
Âm bên, đầu lưỡi, mũi “l”: đầu lưỡi chạm vào lợi trên, so với âm n lùi về phía sau nhiều hơn, luồng hơi theo hai bên đầu lưỡi ra ngoài.
Âm cuống họng: g, k, h
Âm g và k có vị trí cấu âm giống nhau: đưa phần cuống lưỡi lên cao sát ngạc mềm. Âm k bật hơi.
Âm h khi bật hơi thì cuống lưỡi tiếp xúc với ngạc mềm.
2. Vận mẫu
Vận mẫu đơn: a, o, e, i, u, ü
a: miệng mở rộng, lưỡi ở vị trí thấp, môi không tròn
o: độ mở miệng vừa phải. lưỡi hơi cao, lùi về phía sau, môi tròn.
e: độ mở miệng vừa phải, lưỡi hơi cao, lùi về phía sau, môi không tròn.
i: miệng hé, môi dẹt, lưỡi ở vị trí cao, tiến về phía trước
u: miệng hé, môi tròn, lưỡi ở vị trí cao, nghiêng về phía sau.
ü : vị trí lưỡi giống như i nhưng cần tròn môi tròn, độ mở cửa miệng gần giống như âm u
Vận mẫu đôi: ai, ei, ao, ou
Các vận mẫu đôi các bạn nên chú ý đến độ dài của âm.
3. Thanh điệu
Trong tiếng Hán chúng ta có 4 thanh điệu chính là thanh 1, thanh 2, thanh 3, thanh 4 và 1 thanh phụ là thanh nhẹ.
Thanh một là thanh vang nhất, cao nhất và kéo dài 1 chút, nó đứng ở vị trí nấc thanh thứ 5.
Thanh 2 được bắt đầu từ nấc thứ 3 lên nấc thứ 5. Người học không gặp khó khăn trong thanh này.
Thanh 3 được coi là thanh có nhiều người mắc sai nhất, đặc biệt là người Việt. Có lẽ bởi dĩ mọi người lầm tưởng nó giống dấu hỏi trong tiếng việt. Tuy nhiên nếu như dấu hỏi cũng có điểm xuất phát từ nấc thang 2 như thanh 3 nhưng lại có điểm kết ở nấc thang số 1 trong khi thanh 3 sau khi đi đến nấc thang số 1 lại đi tiếp lên nấc thang số 4.
Thanh 4 là thanh dễ nhầm lẫn với thanh 1, nếu bạn đọc thanh 1 chưa đủ cao chưa đủ dài thì rất có thể âm đó sẽ có thanh điệu là thanh 4. Thanh 4 là thanh đi từ nấc thang 5 xuống nấc thang 1 nên rất nhanh và dứt khoát.
Thanh nhẹ là một thanh phụ, nó không có âm điệu cụ thể, cũng như thanh điệu rõ ràng.
4. Luyện tập ghép âm
Bài luyện tập 01
Bài luyện tập 02
Bài học cách đọc tiếng Trung cơ bản ngày hôm nay đến đây là hết rồi. Tiếng Trung Ánh Dương hy vọng qua bài học nhỏ này, các bạn đã nắm được cách đọc những âm tiết cơ bản nhất trong tiếng Trung. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài học về cách đọc tiếng Trung lần sau.