Cách phát âm tiếng Trung chuẩn

28/11/2016 15:30
Cách phát âm tiếng Trung như thế nào, làm sao để biết cách phát âm tiếng Trung chuẩn là những câu hỏi thường được đặt ra của rất nhiều bạn theo học tiếng Trung

Cách phát âm tiếng Trung chuẩn

 

Cách phát âm tiếng Trung như thế nào, làm sao để biết cách phát âm tiếng Trung chuẩn là những câu hỏi thường được đặt ra của rất nhiều bạn theo học tiếng Trung. Để phát âm tiếng Trung chuẩn điều đầu tiên và quan trọng nhất là bạn phải nắm vững được cách đọc bảng phiên âm tiếng Trung. Sau khi nắm vững cách phát âm của các thanh mẫu, vận mẫu tiếng Trung, cùng với sự chăm chỉ luyện tập, bạn sẽ tự tin trong giao tiếp với bất kỳ một người Trung Quốc bản địa nào.

 

Trong bài học về cách đọc tiếng Trung cơ bản chúng ta đã làm quen với những thanh mẫu và vận mẫu đầu tiên và đơn giản nhất trong bảng phiên âm tiếng Trung. Đó là các âm môi: b, p, m; Âm môi răng: f; Âm đầu lưỡi giữa: d, t, n, l; Âm cuống họng: g, k, h và các vận mẫu đơn: a, o, e, i, u, ü.

Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta tiếp tục làm quen với các thanh mẫu và vận mẫu sau:

 

5 vận mẫu mũi: an, en, ang, eng, ong

Các thanh mẫu mặt lưỡi: j, q, x

Các vận mẫu

 

ia

ie

iao

iu (iou)

ian

in

iang

ing

ü

üe

üan

ün

iong

 

 

1. Các vận mẫu mũi: an, en, ang, eng, ong

Cách đọc:

 

 

an: Đọc gần giống “an” trong tiếng Việt.

en: Đọc gần giống âm “ân” trong tiếng Việt.

ang: Đọc gần giống “ang” trong tiếng Việt.

eng: Đọc gần giống “âng” trong tiếng Việt.

ong: Đọc gần giống “ung” trong tiếng Việt.

 

Đối với những vận mẫu mũi này chúng ta sẽ thấy ngạc mềm hạ xuống che lấp khoang miệng và luồng hơi sẽ đi qua khoang mũi. Các bạn có thể học và luyện đọc thêm phát âm bài 2 giáo trình hán ngữ 1 tại video dưới đây

 

 

Bảng ghép vần

 

 

 

2. Thanh nhẹ

 

Trong tiếng Hán chúng ta có 4 thanh điệu chính và một thanh điệu phụ đó là thanh nhẹ. Âm tiết không mang thanh điệu (cho dù chữ Hán mà nó biểu thị là thanh mấy) thì được đọc nhẹ và ngắn. Độ cao của thanh nhẹ thay đổi tùy thuộc vào thanh điệu âm tiết đứng trước.

Ví dụ:

bàba

mā ma

nǐmen

 

 

3. Nửa thanh 3

Sau âm tiết mang thanh 3 là thanh 1, thanh 2, thanh 4 hoặc thanh nhẹ, vậy ta đọc thanh ba đó ở quãng nữa tức là đọc phần trước của thanh 3 (phần đọc xuống giọng) và không đọc phần sau (phần đọc lên giọng) và chuyển sang âm tiết sau luôn.

 

 

 

4. Luyện tập thanh điệu

 

 

5. Luyện tập phân biệt âm và thanh điệu

 

 

 

6. Các thanh mẫu mặt lưỡi: j, q, x

 

 

j: Đọc gần giống “chi” trong tiếng Việt, đầu lưỡi chạm vào chân hàm răng dưới.

q: Đọc gần giống thanh mẫu “j”, nhưng cần bật hơi mạnh

x: Đọc gần giống “xi” trong tiếng Việt, nhưng đầu lưỡi chạm vào chân hàm răng dưới.

 

7. Các vận mẫu

 

 

ia

ie

iao

iu (iou)

ian

in

iang

ing

ü

üe

üan

ün

iong

 

 

8. Luyện tập ghép vần

Bài luyện tập 01:

 

 

Bài luyện tập 02:

 

 

| Trung tâm Tiếng Trung Ánh Dương