Tìm hiểu về Khổng Tử 孔子 Kǒng zǐ. Những lời dạy của Khổng Tử 

01/07/2019 09:50
Khổng Tử tên thật là Khổng Khư, tự Trọng Ni. Ông sinh ngày 28 tháng 9 năm 551 trước công nguyên, mất ngày 11 tháng 4 năm 479 trước công nguyên

Khổng Tử 010720

Tìm hiểu về Khổng Tử 孔子 Kǒng zǐ. Những lời dạy của Khổng Tử 

Khổng Tử là một nhân vật vô cùng nổi tiếng và quan trọng không chỉ đối với Trung Quốc mà còn với một số quốc gia lân cận. Có lẽ chúng ta ai cũng biết đến cái tên Khổng Tử thế nhưng không phải ai cũng biết rõ về cuộc đời và sự nghiệp của nhà hiền triết này. Hãy cùng Ánh Dương tìm hiểu về giảng sư, nhà triết gia lỗi lạc này nhé!

Mục lục bài viết
1. Sơ lược về Khổng Tử
2. Chủ trương tư tưởng
3. Tiểu sử cuộc đời
4. Những tác phẩm chính
5. Ảnh hưởng của Khổng Tử
6. Danh ngôn nổi bật
7. Lời dạy của Khổng Tử về đạo làm người

1. Giới thiệu sơ lược về Khổng Tử

Khổng Tử tên thật là Khổng Khư, tự Trọng Ni. Khổng Tử là danh hiệu đáng kính mà hậu thế dành cho ông. Khổng Tử sinh ngày 28 tháng 9 năm 551 trước công nguyên, mất ngày 11 tháng 4 năm 479 trước công nguyên. Ông là người nước Lỗ quê Ấp Trâu thôn Xương Bình nay thuộc huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông. Ông được suy tôn là một nhà tư tưởng gia, nhà giáo dục và người sáng lập trường phái Nho giáo. 

Khổng Tử là người tiên phong cho phong cách dạy học tại gia cũng là người đề xướng tư tưởng ngũ thường “nhân-lễ-nghĩa-trí-tín” (仁义礼智信/ rén yì lǐ zhì xìn). Ông có đến hơn 3000 đệ tử và 72 trong số đó là những hiền nhân tài giỏi kiệt xuất. Ông đã từng dẫn đệ tử đi khắp đất nước trong vòng 13 năm. Những năm tháng cuối đời ông viết và chỉnh sửa 6 tác phẩm mà đến hiện nay người đời gọi nó là 6 tác phẩm kinh điển đó là “Kinh Thi”《诗经》 shījīng sưu tầm các bài thơ dân gian,“Kinh Thư”《书经》 shūjīng kể về các truyền thuyết và những biến cố của các đời vua trước Khổng Tử,“Kinh Lễ”《礼记》 lǐjì viết về các lễ nghi thời trước, “Kinh Dịch”《易经》 yìjīng viết về tư tưởng triết học Trung Hoa,“Kinh Xuân Thu”《春秋》 chūn qiū ghi chép các biến cố xảy ra ở nước Lỗvà “Kinh Nhạc”《乐经》 lè jīng viết về nhạc khí và nhạc thuật. 

Khổng Tử là một trong những học giả uyên bác nhất trong xã hội thời bấy giờ. Ông được tôn sùng là “nhà hiền triết của thời đại” “天纵之圣” tiān zòng zhī shèng. Tư tưởng của Khổng Tử đói với Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung đều có những ảnh hưởng sâu sắc. Ông được liệt vào “mười nhà văn hóa lớn của Thế Giới” “世界十大文化名人” shìjiè shí dà wénhuà míngrén . Với những đóng góp to lớn ấy, Khổng Tử được đứng nganh hàng với các vị thần tổ tiên của Trung Quốc.

2. Chủ trương tư tưởng của Khổng Tử

Chủ trương của Khổng Tử là “Vi chính dĩ đức” “为政以德” wèi zhèng yǐ dé ý nói các bậc đế vương nên dùng đạo đức cai trị đất nước. Dùng đạo đức và lễ giáo để cai trị đất nước là con đường cao quý nhất. Tư tưởng trị quốc này còn được gọi là “đức trị” “德治” dé zhì hay “lễ trị” “礼治” lǐ zhì. “Đức trị” là dùng đạo đức để giáo dục và cảm hóa con người. Nho giáo tin rằng cho dù tính cách con người là thiện hay ác đề có thể dùng “đạo đức” để giáo dục. “Lễ trị” tức là tuân thủ những chế độ cấp bậc, đó là quân-thần “君臣” jūnchén, cha-con “父子” fùzǐ , giàu-nghèo “贵贱” guìjiàn .

3. Tiểu sử cuộc đời của Khổng Tử

Xuất thân của Khổng Tử còn nhiều tranh cãi, một số cho rằng ông xuất thân trong gia đình nghèo, số khác cho rằng ông xuất thân trong gia đình có cụ tổ ba đời là dòng dõi quý tộc sa sút từ nước Tống di cư đến nước Lỗ.

Năm 19 tuổi, Khổng Tử Lấy vợ và làm một chức quan nhỏ chuyên coi quản nông trường trồng trọt chăn nuôi. 

Năm 21 tuổi, nhở làm tốt công việc coi quản nông trường, Khổng Tử Tử được thăng chức lên làm quan Tư Không rồi lên đến chức Ủy Lại. 

Năm 22 tuổi, Khổng Tử bắt đầu mở trường dạy học. 

Năm 30 tuổi, Ông muốn đến kinh đô của Nhà Chu- Lạc Dương để tìm hiểu về nghi lễ nhưng do điều kiện gia đình khó khăn nên ông không thể thực hiện được dự định này. Tuy nhiên, thật may mắn là một học trò của ông là Nam Cung Quát biết dự định này của Khổng Tử nên đã về tâu với vua, vua liền ban cho ông xe ngựa và người hầu đi cùng Khổng Tử đến Lạc Dương. Khổng Tử đến Lạc Dương quan sát và tìm hiểu tất cả các địa điểm có liên quan đến lễ nghi và tế lễ.

Sau khi khảo sát xong, Khổng Tử trở về nước Lỗ. Sau chuyến đi, học trò của ông ngày một nhiều hơn. Tuy nhiên ông vẫn chưa tham gia vào việc triều chính. Chỉ khi Quý Bình Tử khởi loạn, Khổng Tử cùng Lỗ Chiêu Công lánh nạn tại nước Tề. Khi đó Tề Cảnh Công mời và hỏi ý kiến Khổng Tử về việc chính trị thì thấy rất khâm phục, muốn tặng đất Ni Khê cho ông nhưng tướng quốc nước Tề ngăn cản. Do đó ông về lại nước Lỗ và tiếp tục sự nghiệp dạy học và nghiên cứu.

4. Những tác phẩm chính

Sự nghiệp viết lách của Khổng Tử vô cùng phong phú, ông là tác giả của 6 tác phẩm kinh điển “kinh thi”《诗经》shījīng ,“kinh thư”《书经》shūjing ,“kinh lễ”《礼记》lǐjì , “kinh dịch”《易经》yì jīng ,“kinh Xuân Thu”《春秋》chūn qiū và “kinh nhạc”《乐经》lèjīng .

Một trong các tác phẩm nổi tiếng của Nho giáo và vẫn giữ nguyên giá trị đến nay đó là “Luận ngữ” 《论语》lùn yǔ. “Luận ngữ” do học trò của Khổng Tử viết. Chủ yếu ghi chép ngôn ngữ và lời nói của Khổng Tử và học trò của ông. “Luận ngữ” thể hiện rõ chủ trương chính trị, tư tưởng lí luận, quan niệm đạo đức và nguyên tắc giáo dục của Khổng Tử. “Luận ngữ” cùng với “Đại học”《大学》dà xué , “Trung Dung” 《中庸》zhōng yōng , “Mạnh Tử”《孟子》mèng zǐ  là “Tứ thư" của Trung Quốc.

5. Ảnh hưởng của Khổng Tử

Nho giáo và Khổng Tử có ảnh hưởng vô cùng sâu rộng đến các nước Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Đài Loan và Việt Nam. Bằng chứng là tại các nước này có các đền thờ khổng tử và các vị nho gia nổi tiếng hay các di tích còn sót lại chứng minh ảnh hưởng của gio giáo đến các quốc gia này. ví dụ như đền thờ nho giáo 5 vị thánh hiền ở Ashikaga Nhật Bản, Đại học Thành Quân Quán được thành lập để đào tạo và thờ cúng đạo Khổng. Ở Việt Nam có Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội, nơi đây có thờ Khổng Tử tại điện Đại thành. 

6. Danh ngôn của Khổng Tử

Khổng Tử có rất nhiều danh ngôn có giá trị, trong bài viết này, Ánh Dương sẽ liệt kê 3 danh ngôn nổi bật. 

1.    学而时习之,不亦说乎?有朋自远方来,不亦乐乎?人不知而不愠,不亦君子乎?
Xué ér shí xí zhī, bú yì yuè hu? Yǒu péng zì yuǎn fāng lái, bú yì lè hu? Rén bù zhī ér bú yùn, bú yì jùn zǐ hū?
Học lý thuyết rồi sau đó thường xuyên thực hành, đó không phải là một chuyện vui sao? Bạn bè từ phương xa đến thăm chẳng phải là rất đáng mừng hay sao? Người khác không hiểu mình nhưng bản thân lại không có chút trách móc, đó chẳng phải là phẩm chất của quân tử sao?
Câu này ý muốn dạy con người ta học tập phải đi đôi với thực hành, phải biết trân trọng những người bạn cùng chí hương và phải biết nuôi dưỡng đạo đức, trở thành người khoan dung.

2.    岁寒,然后知松柏之后雕也。
Hán suì, ránhòu zhī song bái zhī hòu diào yě.
Qua mùa đông mới biết cây tùng và cây bách là hai cây rụng lá sau cùng.
Ý muốn nói, con người phải trải qua khó khăn thử thách mới tôi được ý chí kiên cường mới biết được ai là người giỏi.

3.    人无忧远虑,必有近忧。
Rén wú yōu yuǎn lǜ, bì yǒu jìn yōu.
Nhân vô viễn lực, tất hữu cận ưu.
Tức: người không lo nghĩa xa thì ắt co nỗi buồn gần.
Ý nói làm người cần phải biết nhìn xa trông rộng, nếu chỉ biết lợi ích trước mắt thì tai họa sẽ đến nhanh.

Trên đây là những giới thiệu sơ lược về cuộc đời, sự nghiệp và ảnh hưởng của Khổng Tử đến Trung Quốc và một số quốc gia lân cận. Cuối bài Ánh Dương xin mượn một câu thơ để khẳng định vai trò quan trọng của người sáng lập ra Nho Giáo-Khổng Tử “Trời không sinh Trọng Ni, muôn đời như đêm dài”. 
 

| Trung tâm Tiếng Trung Ánh Dương