Học tiếng Trung cơ bản-Nhập môn Hán ngữ

14/09/2017 16:00
Giới thiệu sơ lược về chữ Hán, các đọc tiếng Trung, các quy tắc viết tiếng Trung và một số lưu ý cho người bắt đầu học tiếng Trung

Học tiếng Trung cơ bản-Nhập môn Hán ngữ

 

NHẬP MÔN HÁN NGỮ

 

I. Giới thiệu

 

Bộ Giáo Trình Hán Ngữ mới của tác giả Dương Ký Châu chủ biên, Nhà xuất bản Đại học Ngôn Ngữ Bắc Kinh phát hành được sửa đổi và bổ sung dựa trên cơ sở của Giáo Trình Hán Ngữ trước đây do Thạc Sỹ Trần Thị Thanh Liêm chủ biên dịch và biên soạn bổ sung.

Bộ giáo trình ấn bản lần này bao gồm 3 tập (chia làm 6 cuốn), trong đó cuốn Hán ngữ 1 (quyển thượng) dành cho những người học tiếng Trung cơ bản, những người mới bắt đầu học chữ Hán. Cuốn này bao gồm 15 bài với nội dung chủ đề và từ vựng gần gũi, thân thuộc trong cuộc sống hàng ngày như chào hỏi, mua bán. Mỗi bài học bao gồm các phần:

 

     1. Bài khóa

     2. Từ mới

     3. Chú thích

     4. Ngữ pháp, ngữ âm

     5. Luyện tập

 

Tuy nhiên trong 5 bài đầu tiên của cuốn 1 tác giả chú trọng nhiều vào ngữ âm. Tác giả dàn đều tổ thanh âm, vận mẫu vào từng bài học giúp học viên có thể nắm sâu về ngữ âm sau mỗi bài học. Trong 5 bài đầu từ vựng và bài khóa khá đơn giản và thân thuộc với những chủ đề về chào hỏi và gia đình. Phần bài tập và chú thích tập trung khá nhiều vào mảng ngữ âm để chắc chắn rằng người học đã nắm vững những âm đó. Kết thúc 5 bài đầu tiên, tác giả có lập một bảng hệ thống lại tất cả thanh mẫu vận mẫu đã học (trang 45).

 

Những bài tiếp theo được biên soạn theo như bố cục ban đầu. Những mẫu câu trong hội thoại của bài khóa thường là những mẫu câu hay gặp và có tính ứng dụng cao trong đời sống hàng ngày. Các phần trong một bài như bài khóa, chú thích, bài tập…có mối quan hệ mật thiết và liên kết với nhau rất chặt chẽ.

 

Hơn nữa, để sinh viên có thể diễn đạt chính xác ngữ điệu, âm sắc của người bản ngữ Giáo trình cũng có bộ ghi âm hướng dẫn cách đọc. Ngoài ra cuốn sách còn bao gồm các cuốn nghe, cuốn sách bài tập để hỗ trợ người học trau dồi các kỹ năng.

 

II. Quy tắc viết chữ Hán

Không giống như hệ chữ Latinh, với loại chữ tượng hình như chữ Hán gây nhiều cản trở cho người học. Hai quy tắc lớn khi viết chữ Hán mà bạn học nào cũng cần phải biết đó là viết đúng nét và đúng thứ tự.

 

1. Các nét trong chữ Hán

  • Nét chấm: chấm ngắn, chấm dài, chấm hất, chấm trái.
  • Nét ngang
  • Nét sổ: sổ ngắn, sổ dài.
  • Nét phẩy: phẩy dài, phẩy ngắn, phẩy nằm…
  • Nét mác: mác ngang, mác nghiêng…
  • Nét hất
  • Nét móc

Các bạn có thể tham khảo chi tiết về cách viết các nét chữ Hán tại cuốn sách tập viết chữ Hán biên soạn theo giáo trình Hán ngữ do Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia phát hành.

 

2. Thứ tự trong chữ Hán

  • Ngang trước sổ sau
  • Phẩy trước mác sau
  • Từ trên xuống dưới
  • Từ trái qua phải
  • Từ ngoài vào trong
  • Vào nhà trước đóng cửa sau
  • Giữa trước đối xứng sau

 

III. Phát âm trong tiếng Trung

 

Xem thêm: Cách đọc phiên âm tiếng Trung

 

1. Cách phát âm trong tiếng Hán

 

Bốn quy tắc mà bạn luôn nhớ khi phát âm tiếng Hán bởi lẽ đây là những đặc điểm mà trong âm tiếng Việt không có.

  • Thẳng lưỡi
  • Cong lưỡi
  • Bật hơi
  • Không bật hơi.

Người học thường có thói quen đọc theo tiếng mẹ đẻ nên dễ lãng quên đi những nguyên tắc căn bản này.

 

2. Âm tiết trong tiếng Hán

 

Thanh âm+Vận mẫu+Thanh điệu

 

2.1. Thanh âm

Thanh âm trong tiếng Hán bao gồm 7 tổ âm

  • Âm môi: b, p, m
  • Âm môi răng: f
  • Âm đầu lưỡi trước: z, c, s
  • Âm đầu lưỡi giữa: d, t, n, l
  • Âm đầu lưỡi sau: zh, ch, sh, r
  • Âm mặt lưỡi: j, q, x
  • Âm cuống lưỡi: g, k, h

 

2.2. Vận mẫu

Trong vận mẫu ta chia ra làm 3 nhóm nhỏ:

  • Vận mẫu đơn: a, o, e, i, u, ǜ
  • Vận mẫu kép: ai, ao, ou, ei, ia, ie, iao, iou (iu), ua, uo, uai, uei (ui)
  • Vận mẫu mũi: an, ang, en, eng, ong, ian, in, ing, iong, uan, uen (un), uang, ueng, ǜan, ǜn

 

2.3. Thanh điệu

Thanh điệu trong tiếng Trung bao gồm 4 thanh điệu chính: thanh 1, thanh 2, thanh 3, thanh 4 và 1 thanh điệu phụ là thanh nhẹ.

Người học hay chủ quan không đọc đúng độ dài của thanh dẫn đến việc đọc sai, đọc lẫn giữa ccs thanh đăc biệt là thanh 1 và thanh 4. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến lhar năng khảu ngữ và nghe của người học.

 

Các bạn tham khảo thêm video hướng dẫn học phát âm tại kênh youtube của Tiếng Trung Ánh Dương

 

 

IV. Những lưu ý khi học tiếng Hán

 

1. Chuẩn bị:

Những đồ dùng các bạn cần chuẩn bị trước mỗi buổi học:

  • Hai cuốn vở ô li ( Tiếng Hán được viết trong một ô vuông sao cho cân xứng vừa vặn, vở ô li sẽ giúp bạn luyện chữ đẹp hơn) trong đó 1 cuốn ghi từ mới, một cuốn ghi chép lại ngữ pháp và những mẫu câu hay.
  • Bút mực ( Loại bút này khá gai, không trơn như bút bi hay bút chì sẽ giúp nét chữ của các bạn dễ nhìn hơn)
  • Giáo trình hán ngữ, sách nghe, sách bài tập, sách luyện viết

Những thứ tưởng chừng như nhỏ nhặt này lại giúp cho bạn tự tin, và có những bước đi đầu đúng đắn.

 

2. Những lưu ý:

  • Học theo bộ thủ:

 Đây là thành phần cốt yếu của tự điển tiếng Hán. Mỗi bộ thủ đều mang ý nghĩa. Việc học theo bộ thủ sẽ giúp người học nhớ từ lâu hơn và tránh nhầm lẫn giữa các chữ hơn. Cố gắng gắn mỗi chữ Hán theo một câu chuyện dựa trên ý nghĩa những bộ thủ.

 

Tham khảo: Các bộ thủ tiếng Trung thường dùng

 

  • Đọc bài khóa:

Như đã giới thiệu ở trên bài khóa được thiết kế theo những chủ điểm gần gũi và gắn liền với thực tế, nên việc đọc đi đọc lại bài khóa nhiều lần sẽ giúp ích cho việc tăng phản xạ cũng như tăng khả năng cảm nhận ngôn ngữ của người học.

Hi vọng những chia sẻ trong bài nhập môn này có thể giúp các bạn hình dung ra việc học tiếng Hán cũng như cung cấp và trang bị cho các bạn kiến thức về những lưu ý khi học ngôn ngữ này. Chúc các bạn học tập hiệu quả!

| Trung tâm Tiếng Trung Ánh Dương