Học viết tiếng Trung - Cách viết tiếng Trung đơn giản nhất

08/02/2017 17:00
Học viết tiếng Trung với 8 bí kíp vàng để nhớ chữ Hán, cách viết tiếng Trung đơn giản nhất

HỌC VIẾT TIẾNG TRUNG (CÁCH VIẾT CHỮ HÁN) TỪ ĐẦU

 
Bắt đầu học tiếng Trung, các bạn cần bắt đầu làm quen với cách phát âm và cách viết chữ Hán. Đa số các bạn đều có tâm lý lo sợ học viết chữ Hán khó, không thể học thuộc được. Thực tế chữ Trung Quốc không đáng sợ như vậy, chỉ cần các bạn có phương pháp học viết chữ đúng và chăm chỉ rèn luyện thì việc học chữ Hán trong tiếng Trung sẽ càng ngày càng trở nên dễ dàng. Tại sao lại vậy? Các bạn hãy cùng xem phương pháp học chữ Hán mà Tiếng Trung Ánh Dương chia sẻ thế nào nhé!
 
Trước tiên mình giới thiệu các bước để học tốt chữ Trung Quốc:
 
Bước 1: Cần nắm được các nét cơ bản trong viết tiếng Trung
 
Bước 2: Nắm được quy tắc viết cơ bản trong chữ Hán
 
Bước 3: Tập viết theo hướng dẫn, cố gắng tuân thủ đúng thứ tự triển khai các nét và luyện tập nhiều lần. Đồng thời ghi nhớ tên và ý nghĩa một số bộ thủ thường dùng trong quá trình học chữ Trung Quốc. Có tổng 214 bộ thủ trong tiếng Trung, nhưng bạn không nhất thiết phải nhớ hết, việc ghi nhớ các bộ thủ thường gặp sẽ rất có ích cho bạn trong quá trình học tiếp các chữ Hán khác.
 
Bước 4: Sau khi luyện viết và đã học thuộc tương đối rồi, cần đọc to lại những chữ Hán đã viết, sau đó luyện viết theo cụm từ và câu có nghĩa, tiếp đó ta lại luyện đọc to lên.
 
Bước 5: Thường xuyên luyện đọc các đoạn văn từ ngắn tới dài, tóm tắt nội dung và tự viết lại theo ý hiểu của mình.
 
Tại sao mình lại đưa ra bước 4 và bước 5 trong quá trình học và luyện viết tiếng Trung? Vì để một chữ Hán thực sự cố định trong trí nhớ của bạn thì trung bình bạn cần gặp lại nó khoảng 4- 5 lần. Vì vậy nếu bạn mới học được một lần, mà buổi sau đã quên mất thì bạn đừng lo lắng gì về việc mình không thể học được chữ Hán nhé!
Tiếp theo mình sẽ giới thiệu 8 nét cơ bản, 8 quy tắc viết tiếng Trung cơ bản và 8 bí kíp vàng để nhớ chữ Hán khi học tiếng Trung nhé:
 
>>>>Xem thêm:
 

I. Các nét cơ bản trong tiếng Trung:

 

Gồm 8 nét cơ bản:
 
1. Nét chấm: một dấu chấm từ trên xuống dưới.
2. Nét ngang: nét thẳng ngang, kéo từ trái sang phải.
3. Nét sổ thẳng: nét thẳng đứng, kéo từ trên xuống dưới.
4. Nét hất: nét thẳng hất chéo từ dưới lên trên
5. Nét phẩy: gần giống dấu phẩy, nét cong, kéo xuống từ phải qua trái.
6. Nét mác: nét thẳng, kéo xuống từ trái qua phải.
7. Nét gập: có một nét gập giữa nét.
8. Nét móc: nét móc lên ở cuối các nét khác.
 
Tham khảo hình minh họa dưới đây:
 

II. Các quy tắc viết tiếng Trung cơ bản:

 

Bao gồm 8 quy tắc cơ bản sau: 
 
1. Ngang trước sổ sau: 十, 丁, 干
2. Phẩy (ノ) trước, mác (乀) sau: 八, 人
3. Từ trái qua phải: 州, 划
4. Từ trên xuống dưới: 三, 合
5. Từ ngoài vào trong: 月, 同
6. Bộ 辶 và 廴 viết sau cùng: 这, 还
7. Giữa trước; trái rồi phải: 小, 少
8. Vào nhà xong rồi mới đóng cửa: 日, 回 
 

III. 8 Bí kíp vàng học thuộc nhanh chữ Hán

 
Để học tốt chữ Hán yếu tố quyết định nhất là các bạn cần chăm chỉ, kiên trì, nhất là thời gian đầu. Ngoài ra học đúng phương pháp và nắm được một số mẹo nhỏ trong quá trình học cũng giúp các bạn tiến tới thành công nhanh hơn trong việc học tiếng Trung. Sau đây Tiếng Trung Ánh Dương sẽ chia sẻ với các bạn một số bí kíp sau:
 
1. Cố gắng ghi nhớ tên và ý nghĩa của các bộ thủ thường xuất hiện trong chữ Hán, vì nhớ được chúng, các bạn sẽ nhanh chóng học thuộc được các chữ Hán khác.
Ví dụ: khi học chữ 妈妈 (Māmā: Mẹ) ta nhớ được bộ nữ 女:dùng để chì con gái, phụ nữ. Như vậy khi học các chữ như: 妹妹 (Mèimei: em gái), 姐姐 (Jiě Jie: chị gái) …sẽ nhớ nhanh hơn, vì những chữ này đều xuất hiện bộ女, đều liên quan tới con gái, phụ nữ.
 
2. Khi học chữ Hán bạn cố gắng tưởng tượng theo cách của mình sao cho dễ nhớ nhất. Ví dụ chữ “ 吃” có nghĩa là ăn, bạn có thể tưởng tượng bộ Khẩu 口 là cái miệng , thức ăn đưa vào miệng và xuống dạ dày có hình thù giống  bộ Ất 乙.
 
3. Nhớ chữ Hán qua chữ Hình thanh (Hài thanh). Trong chữ Hán có khoảng gần 80% là chữ Hình thanh, chữ hình thanh là chữ mà trong đó có một bộ thủ đại diện cho nghĩa, một bộ thủ đại diện cho âm đọc. Khi ta nắm được ý nghĩa các bộ thủ và âm đọc của nó thì ta có thể dễ dàng suy luận và ghi nhớ được các chữ Hán khác. 
 
Ví dụ: 
Ta đã học được chữ “马 mă” nghĩa là con ngựa. Thì khi ta học chữ “妈妈Māma” nhanh hơn, vì mẹ là con gái, nên có bộ 女, cách phát âm từ 妈妈 cũng gần giống “ma”, Như vậy chữ 妈 là chữ Hình thanh, trong đó bộ “女nữ” đại diện cho nghĩa chỉ con gái, bộ “马mã” đại diện cho thanh vì có âm đọc gần giống nhau
Tương tự ta có: 吧、爸、把…đều là chữ Hình thanh. Chữ “爸 bà” có bộ Phụ nói về bố, và chữ 巴chỉ cách phát âm là “ba”
 
4. Trong nhà bạn trang bị một ảnh 1500 chữ Hán thường gặp khổ A2 hoặc A1, dán lên tường, lúc rảnh rỗi ta tranh thủ nhận đọc lại các chữ đã học. Các bạn có thể tải file này tại đây nhé:
 
 
5. Nhớ chữ Hán qua thơ
Các từ chữ Hán được học bằng cách gieo vần nhịp để người học nhớ chữ Hán dễ hơn như:
 
“Chim chích mà đậu cành tre
Thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm”
(Chữ Đức) 德
 
Các bạn có thể tham khảo thêm cách học chữ Hán qua thơ tại link: 
 
 
6. Tới trung tâm Tiếng Trung Ánh Dương theo học các lớp Hán ngữ từ cơ bản tới nâng cao, tại đây có đội ngũ giáo viên dày kinh nghiệm, hướng dẫn học chi tiết, dễ hiểu, truyền thụ các phương pháp học hay, giúp bạn thêm tự tin trong việc học tiếng Trung.
 
7. Yêu thích thư Pháp: Nếu bạn yêu thích thư pháp và luyện viết chữ hàng ngày , bạn không những có thể viết đẹp mà còn nhanh chóng viết và nhận đọc được nhiều chữ Hán hơn.
 
8. Cuối cùng là ở chính bản thân các bạn, hãy kiên nhẫn, và chăm chỉ. Mỗi ngày dành một chút thời gian để luyện viết và đọc chữ Hán, sau một thời gian chăm chỉ học, bạn sẽ phát hiện ra chữ Hán càng học càng dễ.
 
Trên đây là một số hướng dẫn và chia sẻ kinh nghiệm thực tế về cách nhớ chữ Hán, cách viết tiếng Trung trong quá trình học tiếng Trung của mình, hi vọng đây sẽ là bài học bổ ích của Tiếng Trung Ánh Dương mang tới cho các bạn, chúc các bạn học tốt tiếng Trung!
 
Nguồn: tiengtrunganhduong.com
| Trung tâm Tiếng Trung Ánh Dương