CÙNG TÌM HIỂU TẤT TẦN TẬT VỀ TIẾNG ĐÀI LOAN
Hiện nay hầu hết các bạn học tiếng Trung Quốc đều có những thắc mắc về tiếng Đài Loan hay chưa hiểu hết về sự khác biệt giữa tiếng Đài Loan và tiếng Trung. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn những câu hỏi cơ bản xoay quanh việc học tiếng Đài Loan nhé!
1. Người Đài Loan sử dụng ngôn ngữ nào?
Ngôn ngữ lớn nhất ở Đài Loan là tiếng Đài Loan (hay còn gọi là tiếng Phúc Kiến hay tiếng Mân Nam) là một trong những ngôn ngữ của Trung Quốc. Trước đây, phần lớn người Hán đến Đài Loan khai hoang chủ yếu là người Phúc Kiến, chính vì thế người Đài Loan nói tiếng phổ thông rất giống với khẩu âm của người Phúc Kiến.
Còn tiếng Trung Quốc là Quốc Ngữ chính thức của Trung Quốc, hay còn gọi là tiếng phổ thông (tiếng Quan Thoại) được sử dụng vô cùng rộng rãi. Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, ngày nay ở Đài Loan thường sử dụng tiếng phổ thông song song với tiếng Đài Loan, nhất là những người trẻ tuổi thường hay hay giao tiếp bằng tiếng phổ thông.
2. Sự khác biệt giữa tiếng Trung và tiếng Đài Loan?
Cách nói tiếng Đài Loan gần giống như tiếng phổ thông, chỉ hơi khác về ngữ điệu hay một số cách dùng từ, sự khác biệt lớn nhất đó chính là chữ viết.
Về chữ viết: Sự khác biệt lớn nhất cần phải kể đến giữa hai ngôn ngữ này là Tiếng Trung sử dụng chữ giản thể còn tiếng Đài Loan lại sử dụng chữ phồn thể.
Về âm điệu: Tiếng Trung phần lớn phát ra âm bằng, chính vì thế nghe ít cảm xúc cũng như âm điệu hơn. Còn tiếng Đài Loan âm đầu lưỡi hơi yếu và mang nhiều từ ngữ khí, thường có trọng âm ở chữ cuối câu… vì thế có âm điệu và cảm xúc hơn.
Ngoài ra, còn số một số ngoại lệ khác biệt phát âm hay cách nói như: chữ “和” (và) tiếng phổ thông đọc là “hé” nhưng tiếng Đài Loan đọc là “hàn” hay trường mầm non tiếng Trung là 幼儿园 (Yòu'éryuán) còn tiếng Đài Loan thì nói là 幼稚园 (Yòuzhìyuán)…
=> Chính vì thế, khi chưa học tiếng Trung và chữ tượng hình, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi học ngay chữ phồn thể, vì chữ phồn thể vốn phức tạp và khó nhớ, khó viết hơn nhiều so với chữ giản thể.
3. Học tiếng Đài Loan có những lợi ích gì?
Đài Loan là một quốc gia phát triển hiện đại và vô cùng năng động. Hàng năm, chính phủ có rất nhiều học bổng để khuyến khích những sinh viên nước ngoài đến học tập. Ở đây, bạn có rất nhiều cơ hội để nâng cao khẩu ngữ, kiến thức, văn hóa và có những trải nghiệm hay cơ hội việc làm vô cùng hấp dẫn.
Ở Việt Nam, hiện đang có rất nhiều doanh nghiệp đến đầu tư ở Việt Nam và cần rất nhiều nhân lực biết tiếng Đài Loan. Chính vì thế, bạn sẽ có rất nhiều cơ hội nếu thành thạo ngôn ngữ này.
4. Học tiếng Đài Loan như thế nào?
Như đã giới thiệu ở trên, cách nói tiếng Đài Loan gần giống như tiếng phổ thông, chỉ hơi khác về ngữ điệu hay một số cách dùng từ, sự khác biệt lớn nhất đó chính là chữ viết. Chính vì vậy, phần lớn mọi người thường hay học tiếng phổ thông và chữ giản thể trước, sau đó mới dần dần tiếp cận chữ phồn thể.
Để học chữ phồn thể, bạn có thể sử dụng một số công cụ như từ điển, hay Google Translate để có thể luyện nhớ mặt chữ. Với từ điển giấy, thường có chú thích thêm chữ phồn thể ở bên cạnh chữ giản thể, còn ứng dụng từ điển thông minh hiện nay đều có thể tra được cả hai loại chữ. Còn với google translate, bạn có thể tra được cách viết phồn thể của cả một câu dài. Với Google Translate, chỉ cần gõ nội dung bằng chữ tiếng Trung (giản thể) sau đó dịch sang tiếng Trung (phồn thể) là lập tức có thể biết được câu dưới dạng phồn thể như thế nào.
Ngoài ra, bạn cũng có thể phán đoán được nghĩa của một số phồn thể, vì:
_Có những chữ giản thể là một phần tách ra từ chữ phồn thể:
VD:
麵 => 面 (miàn: mì)
佈 => 布 (bù: vải)
氣 => 气 (qì: khí)
_Hoặc có một số chữ chỉ khác nhau bộ thủ:
VD:
飯 => 饭 (fàn: cơm)
魚=> 鱼 (yú: cá)
紙=> 纸 (zhǐ: giấy)
Tuy rằng chữ phồn thể rất khó học nhưng một khi đã thuộc thì nhớ rất lâu nếu thật hiểu ý nghĩa sâu xa trong đó, chỉ cần bạn chăm chỉ luyện viết chữ, luyện cách phán đoán và thường xuyên trau dồi, nhất định có thể nhận biết tương đối lớn lượng mặt chữ phồn thể.
5. Học tiếng Đài Loan thường thi chứng chỉ gì?
Nếu bạn muốn chứng minh năng lực ngoại ngữ khi xin học và xin học bổng các trường Đại học Đài Loan, làm tiêu chuẩn tham khảo khi xin việc làm ở các công ty Đài Loan tại Việt Nam hay xin Visa, xuất khẩu lao động, làm việc tại Đài Loan… Bạn có thể đăng kí để lấy được chứng chỉ TOCFL (Test of Chinese as a Foreign Language)
TOCFL là gì?
TOCFL là kỳ thi năng lực Hoa ngữ được chính thức đưa vào thi cử từ tháng 12 năm 2003 đến nay, nhằm mục đích nghiên cứu và thúc đẩy các kỳ thi tiếng Hoa tại nước ngoài, cũng như đáp ứng trào lưu học tiếng Hoa trên thế giới. Thí sinh sau khi thi xong kỳ thi này, bảng điểm do Ủy ban Công tác Thúc đẩy Kỳ thi năng lực Hoa ngữ cấp, nếu điểm thi đạt được cấp độ qui định, Chứng chỉ do Bộ giáo dục Đài Loan cấp.
Phiên bản mới Kỳ thi Năng lực Hoa ngữ được chia thành 3 bang 6 cấp. Mỗi lần có thể đăng ký 1 bang bao gồm 2 cấp. Mỗi bang bao gồm trắc nghiệm nghe và đọc hiểu, mỗi bang có 100 câu trắc nghiệm, thời gian thi của mỗi Bang là 120 phút.
Brand |
Phân cấp |
Vốn từ vựng |
Brand A |
A1 |
500 từ |
A2 |
1000 từ |
|
Brand B |
B1 |
2500 từ |
B2 |
5000 từ |
|
Brand C |
C1 |
8000 từ |
C2 |
8000 từ trở lên |
Lưu ý: Thí sinh có thể lựa chọn thi chữ “Phồn thể” hoặc chữ “Giản thể”. Vì vậy, học tiếng Trung phổ thông hoàn toàn có thể thi TOCFL.
Bất kể ngôn ngữ nào đều là những kiến thức vô cùng quan trọng và cần thiết đối với chúng ta. Mong là bài viết này giúp ích cho các bạn trong con đường học ngoại ngữ và hiểu hơn về tiếng Đài Loan-một ngôn ngữ vô cùng sâu sắc và ý nghĩa.
6. Tài liệu học tiếng Đài Loan
Một trong những tài liệu học tiếng Đài Loan rất hữu ích mà Tiếng Trung Ánh Dương muốn giới thiệu tới các bạn là sách “Tiếng Hoa 500 chữ” do Ủy Ban Kiều Vụ (Đài Loan) phát hành.
Quyển sách này gồm 30 bài, mỗi bài đều bao gồm bốn phần: bài học, chữ và từ, ôn tập, thực hành mở rộng. Phần “bài học” hoàn toàn rút ra từ cách giao tiếp đơn giản trong sinh hoạt thường ngày, các từ và ngữ thường hay sử dụng như lời tự giới thiệu, kể về gia đình, trường học, tiếp xúc qua lại. Trong phần “chữ và từ ” sẽ có phần chú thích tỉ mỉ, người học không những hiểu biết cách ăn nói, mà còn biết cách kết từ thành câu. Trong phần “ôn tập”, các từ sẽ không đệm thêm phiên âm, nhằm để hướng dẫn người học tập luyện khả năng hiểu biết nét chữ, đồng thời càng đi sâu hiểu bài từ chữ thành câu hơn nữa. Cuối cùng, phần “thực hành mở rộng”, là để người học áp dụng những gì đã học trong bài một cách linh hoạt, càng đi sâu vào thực tiễn trong sinh hoạt một cách lưu loát và tự nhiên
Link download:
https://drive.google.com/open?id=0B4QEPCwB1K-FdWY5TjJpZXdKYnc
7. Các câu khẩu ngữ ngắn thông dụng
Tiếng Trung Ánh Dương giới thiệu tới các bạn những câu khẩu ngữ ngắn tiếng Đài Loan thông dụng để các bạn tham khảo. Chúc các bạn học tốt.
1. 很好 hěn hǎo: Rất tốt
2. 還行 hái xíng: Cũng được
3. 不難 bù nán: Không khó
4. 多謝 duōxiè: Đa tạ
5. 夠了 gòule: Đủ rồi!
6. 對了 duìle: Đúng rồi
7. 盡快 Jǐnkuài: Nhanh nhất có thể
8. 相信我 xiāngxìn wǒ: Tin tôi đi
9. 跟我來 Gēn wǒ lái: Đi theo tôi
10. 不要做 Bùyào zuò: Đừng làm điều đó
11. 他沒空 Tā méi kōng: Anh ấy không rảnh
12. 我能做 wǒ néng zuò: Tôi có thể làm được
13. 我愛你 wǒ ài nǐ: Anh yêu em/Em yêu anh
14. 我贏了 wǒ yíngle: Tôi thắng rồi
15. 對不起 duìbùqǐ: Xin lỗi
16. 我很忙 wǒ hěn máng: Tôi rất bận
17. 沒關係 Méiguānxì: Không có gì.
18. 沒事兒 méishì er: Không sao
19. 很容易 hěn róngyì: Rất dễ
20. 沒什麼 méishénme: Không có gì.
21. 該走了 gāi zǒule: Đến lúc đi rồi
22. 很滑稽 hěn huájī: Thật hài hước/buồn cười
23. 不值得 bù zhídé: Không đáng
24. 很明顯 hěn míngxiǎn: Rất rõ ràng
25. 還沒有 hái méiyǒu: Vẫn chưa có
26. 放鬆! fàngsōng!: Thư giãn đi
27. 明天見 Míngtiān jiàn: Hẹn gặp lại ngày mai
28. 告訴我 Gàosù wǒ: Nói cho tôi
29. 很有趣 hěn yǒuqù: Rất thú vị
30. 等等我 Děng děng wǒ: Chờ tôi một chút
31. 你瘋了 nǐ fēngle: Bạn điên rồi
32. 別客氣 bié kèqì: Đừng khách sáo
33. 你錯了 nǐ cuòle: Bạn nhầm rồi.
34. 哇塞! wasāi!: Ồ
35. 絕對不是 Juéduì bùshì: Tuyệt đối không phải
36. 買下來! mǎi xiàlái!: Hãy mua nó
37. 恭喜恭喜 gōngxǐ gōngxǐ: Chúc mừng
38. 把它做對 bǎ tā zuò duì: Hãy làm đúng
39. 你當真? nǐ dàngzhēn?: Bạn tưởng thật à?
40. 你要嗎? Nǐ yào ma?: Bạn cần không?
41. 不要誇張 bùyào kuāzhāng: Đừng khoe khoang
42. 幫我一下 bāng wǒ yīxià: Hãy giúp tôi một chút
43. 再來一個 zài lái yīgè: Thêm một cái nữa
44. 你好嗎? nǐ hǎo ma?: Bạn khỏe không?
45. 多少錢? Duōshǎo qián?: Bao nhiêu tiền?
46. 我不喜歡 wǒ bù xǐhuān: Tôi không thích
47. 我找到了 wǒ zhǎodàole: Tôi tìm được rồi
48. 我明白了 wǒ míngbáile: Tôi hiểu rồi
49. 我餓死了 wǒ èsǐle: Tôi đói quá
50. 我要走了 wǒ yào zǒule: Tôi phải đi rồi
51. 我習慣了 wǒ xíguànle: Tôi quen rồi
52. 我試試看 wǒ shì shìkàn: Để tôi xem thử
53. 我很無聊 wǒ hěn wúliáo: Tôi rất buồn
54. 我明白了 wǒ míngbáile: Tôi hiểu rồi
55. 很遠嗎? Hěn yuǎn ma?: Có xa không?
56. 是時候了 shì shíhòule: Đã đến lúc rồi
57. 離這很近 lí zhè hěn jìn: Gần ngay đây
58. 輪到你了 lún dào nǐle: Đến lượt bạn rồi
59. 我也一樣 wǒ yě yīyàng: Tôi cũng vậy
60. 她真聰明 tā zhēn cōngmíng: Cô ấy thật thông minh
61. 慢點兒! màn diǎn er!: Chậm một chút
62. 這是真的 zhè shì zhēn de: Thật đó
63. 考慮一下 kǎolǜ yīxià: Suy nghĩ một chút
64. 怎麼啦? Zěnme la?: Làm sao vậy?
65. 你在撒謊 nǐ zài sāhuǎng: Bạn đang nói dối
66. 快到了嗎? Kuài dàole ma?: Sắp tới chưa?