Bài 3: 明天见 Míngtiānjiàn: Ngày mai gặp lại
Chào các bạn, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau học tiếp bài số 3 trong giáo trình Hán ngữ 1. Bài 3 với tiêu đề là “明天见 Míngtiānjiàn Ngày mai gặp lại” sẽ giới thiệu cho ta các loại ngôn ngữ phổ biến trên thế giới trong tiếng Trung, và các mẫu câu tiếng Trung khi muốn nói đi đâu đó làm gì.
Từ mới
Bài khóa
Ngữ âm
Chú thích
Bài tập
1. Từ mới (trang 20_Giáo trình Hán ngữ 1)
学 xué: Học
英语 yīngyǔ: Tiếng Anh
阿拉伯语 ālābó yǔ: Tiếng Ả Rập
德语 déyǔ: Tiếng Đức
俄语 éyǔ: Tiếng Nga
法语 fǎyǔ: Tiếng Pháp
韩国语 hánguóyǔ: Tiếng Hàn
日语 rìyǔ: Tiếng Nhật
西班牙语 xībānyáyǔ: Tiếng Tây Ban Nha
对 duì: Đúng, được
明天 míngtiān: Ngày mai
见 jiàn: Gặp, thấy
去 qù: Đi, đến
邮局 yóu jú: Bưu điện
寄 jì: Gửi
信 xìn: Thư
银行 yínháng: Ngân hàng
取 qǔ: Rút, cử, nhấc
钱 qián: Tiền
六 liù: Số 6
七 qī: Số 7
九 jiǔ: Số 9
北京 běijīng: Bắc Kinh
+ 学 (xué): học, học tập
学习 (xuéxí) học tập (động từ hai âm tiết)
Chúng ta thường hay có mẫu câu với động từ này
xué (xuéxí) shénme
nǐxuéxíshénme?
Bạn học gì vậy?
我学 (学习) 汉语:
wǒ xué (xuéxí) hànyǔ
Tôi học tiếng Hán
我学英语:
Wǒ xué Yīngyǔ
Tôi học tiếng Anh
Các ngôn ngữ trên thế giới bằng tiếng Trung:
https://tiengtrunganhduong.com/ten-goi-cac-thu-tieng-tren-the-gioi-bang-tieng-trung.htm
+ 去 (qù): đi, đến
Bên trên là bộ thổ, bên dưới là bộ tư. Chúng ta thường dùng động từ này trước một địa điểm:
(qù) +địa điểm+động từ (dōngcí): đi đến đâu làm gì?
Ví dụ:
明天我去银行寄钱:
Míngtiān wǒ qù yínháng jì qián
Ngày mai tôi đi đến ngân hàng gửi tiền
明天我去学校学汉语: Míngtiān wǒ qù xuéxiào xué hànyǔ
Ngày mai tôi đến trường học tiếng Hán
+ 见 (jiàn): Gặp, thấy
Bộ kiến, chúng ta hay sử dụng từ jian trong các mẫu câu sau:
Thời gian/Địa điểm+ (jiàn): Hẹn gặp vào.../Hẹn gặp ở...
Ví dụ:
再见!
Zàijiàn!
Hẹn gặp lại
明天见!
Míngtiān jiàn!
Hẹn gặp vào ngày mai/ Ngày mai gặp lại
学校见!
Xuéxiào jiàn!
Hẹn gặp ở trường!
Không chỉ sử dụng trong các bối cảnh tạm biệt, từ (jiàn) cũng được dùng như một động từ mang ý nghĩa gặp, thấy
Ví dụ:
所见所闻。
Suǒ jiàn suǒ wén
Những điều mắt thấy tai nghe.
+ 明天 (míngtiān): Ngày mai
Đối với danh từ chỉ thời gian ta có thể đặt chúng trước hoặc sau chủ ngữ.
Ví dụ:
Ngày mai tôi đi đến bưu điện để gửi thư, ta có thể nói theo hai cách dưới đây:
我明天去邮局寄信. (wǒ míngtiān qù yóujú jìxìn)
明天我去邮局寄信。 (míngtiān wǒ qù yóujú jìxìn)
+ 对 (duì): đúng, chắc rồi.
Bên trái là bộ hựu, bên phải là bộ thốn. Chúng ta thường dùng từ này để trả lời cho câu hỏi mình cho là đúng.
Ví dụ:
你学英语, 是吧?
Nǐ xué yīngyǔ, shìba?
Bạn học tiếng Anh à?
对, 我学英语。
Duì, wǒ xué yīngyǔ.
Ừ, tớ học tiếng Anh.
Tuy nhiên khi muốn trả lời một cách lịch sự, lễ phép thì nên thay dui bằng是的Shìde
Ví dụ:
王老师: 你学汉语, 是吧?
Wáng lǎoshī: Nǐ xué hànyǔ, shìba?
Thầy giáo Vương: Em học tiếng Hán à Hương?
小香: 是的, 我学汉语。
Xiǎo xiāng: Shìde, wǒ xué hànyǔ
Hương: Vâng ạ, em học tiếng Hán thầy ạ.
Các bạn tải file hướng dẫn luyện viết chữ bài 3 tại link dưới đây, sau đó in ra luyện viết:
https://tiengtrunganhduong.com/file-tap-viet-chu-han-giao-trinh-han-ngu-bai-3.htm
Hướng dẫn nhớ nhanh chữ Hán bài 3:
2. Bài khóa (trang 19_Giáo trình Hán ngữ 1)
(一) 学汉语
A. 你学英语吗?
Nǐ xué yīngyǔ ma?
(Bạn có học tiếng Anh không?)
B. 不, 学汉语。
Bù, xué hànyǔ.
(Không, tôi học tiếng Hán)
A. 去北京吗?
Qù Běijīng ma?
(Đi Bắc Kinh chứ?)
B. 对。
Duì.
(Ừ, đúng rồi)
二) 明天见
A. 你去邮局寄信吗?
Nǐ qù yóujú jìxìn ma?
(Bạn có đi đến bưu điện để gửi thư không?)
B. 不去。去银行取钱。
Bú qù. Qù Yínháng qǔ qián.
(Không. Tôi đi đến ngân hàng để rút tiền)
A. 明天见。
Míngtiān jiàn.
(Ngày mai gặp lại)
B. 明天见。
Míngtiān jiàn.
(Ngày mai gặp lại)
Trong bài khóa ngày hôm nay chúng ta ôn lại mẫu câu hỏi với trợ từ nghi vấn 吗. Ngoài ra chúng ta làm quen với các mẫu câu sử dụng hai động từ chính trong bài ngày hôm nay là 学 (xué) và 去 (qù).
Trong phần từ mới chúng ta đã được học những từ vựng chỉ ngôn ngữ. Bây giờ các bạn hãy thực hành nói với các mẫu câu sau nhé:
你学习 (Nǐ xuéxí) +ngôn ngữ+ 吗?
Ví dụ:
你学韩国语吗?
Nǐ xué hánguóyǔ ma?
Bạn có học tiếng Hàn Quốc không?
你学习什么? (Nǐ xuéxí shénme?)
我学习 (Wǒ xuéxí) + ngôn ngữ.
Ví dụ:
你学习什么?
Nǐ xuéxí shénme?
Bạn học cái gì?
我学习日语。
Wǒ xuéxí rìyǔ
Tôi học tiếng Nhật
你学习什么?
Nǐ xuéxí shénme?
Bạn học cái gì?
我学习韩国语
Wǒ xuéxí hánguóyǔ
Tôi học tiếng Hàn Quốc.
Với động từ (qù) chúng ta thường kết hợp với địa điểm để chỉ đi đâu đó, đến đâu đó
Ví dụ:
我去学校
Wǒ qù xuéxiào
Tôi đi đến trường học.
我去银行
Wǒ qù yínháng
Tôi đi đến ngân hàng.
Ngoài ra chúng ta có mẫu câu: 去 (Qù) +địa điểm+ động từ: đi đâu làm gì
Mẫu câu này có thể tương đương hay được viết lại với mẫu câu sau: 在 (Zài) +địa điểm+động từ: làm gì ở đâu
Ví dụ:
我去学校学汉语
Wǒ qù xuéxiào xué hànyǔ
Tôi đến trường học tiếng Hán
我在学校学汉语
Wǒ zài xuéxiào xué hànyǔ
Tôi học tiếng Hán ở trường
Tuy nhiên xét về góc độ nghĩa chính xác mà nói ta có thể thấy với 去 (qù) câu muốn nhấn mạnh hơn về hành động hoặc hoạt động của chủ thể, còn với 在 (zài) thì muốn nhấn mạnh đến địa điểm hơn.
Video bài 3 giáo trình hán ngữ 1:
3. Ngữ âm. (Trang 21_Giáo trình Hán ngữ 1)
Trong phần ngữ âm ngày hôm nay chúng ta làm quen với tổ thanh mẫu mặt lưỡi: j, q, x
Đây là một tổ âm khá dễ, ta có thể thấy trong tiếng Việt các âm đa số là âm mặt lưỡi nên không khó khăn gì khi chúng ta luyện tập tổ âm ngày hôm nay.
Để có thể phát âm được âm này chúng ta cần để đầu lưỡi hạ xuống mặt sau răng dưới, mặt lưỡi áp vào ngạc cứng. Tùy từng khoảng cách tiếp xúc của mặt lưỡi và ngạc cứng ta có các âm khác nhau. Với “j” và “q” vị trí cấu âm tương tự nhau chỉ khác nhau ở âm bật hơi và không bật hơi. Còn x thì khoảng cách tiếp xúc giữa hai cơ quan kia là xa hơn so với hai âm còn lại.
Ngoài ra chúng ta còn làm quen với các vận mẫu sau:
ia |
ie |
iao |
iu( iou) |
ian |
in |
iang |
ing |
ü |
üe |
üan |
ün |
iong |
|
Các bạn học và luyện đọc phát âm bài 3 tại video dưới đây:
4. Chú thích về quy tắc viết phiên âm chữ Hán (Trang 23_Giáo trình Hán ngữ 1)
Trong phần chú thích ngày hôm nay chúng ta sẽ có một số chú ý về quy tắc viết phiên âm chữ Hán.
- Khi đầu âm tiết là “i” thì viết thành “y”
Ví dụ:
ia→ya
ie→ye
ian→yan
iong→yong
- Khi đầu âm tiết là ü thì viết thêm y ở trước âm tiết ü, nhưng chúng ta bỏ dấu hai chấm trên đầu đi.
Ví dụ:
üe→yue
üan→yuan
ün→yun
- Khi kết hợp với âm mặt lưỡi j, q, x thì ta cũng bỏ dấu hai chấm trên đầu chữ ü.
Ví dụ:
ju, qu, xu, jue, que...
- Đối với vận mẫu “iou” khi kết hợp với các thanh mẫu ta phải viết như sau:
Thanh mẫu+ “iou” →Thanh mẫu + “iu”
Ví dụ:
d+iou→diu
l+iou→liu
Một quy tắc khá quan trọng trong việc phát âm tiếng Hán đó là biến điệu của một số từ. Hôm nay chúng ta sẽ học về biến điệu của chữ 不 (Bù) 。
Chữ 不 bình thường là thanh 4, nhưng kết hợp với thanh 4 sẽ chuyển thành thanh 2:
“Bù” +thanh 4→ “Bú”+ thanh 4
Ví dụ:
Bú dà
Bú qù
Bú xiè
5. Bài tập
Trong phần bài tập ngày hôm nay các bạn nên tự đọc to theo băng bài tập số 1, 2, 3 trang 24 và trang 25 để luyện tập lại những âm hôm nay đã học và những thanh điệu một cách chuẩn xác.
Bài tập số 4 là bài tập giúp các bạn nhận biết mặt chữ Hán, trong bài tập này các bạn hãy cố gắng viết đi viết lại những chữ mà mình hay quên hoặc các chữ dễ nhầm lẫn với nhau bằng cách phân tích các bộ.
Ngoài ra các bạn nên xây dựng bài khóa riêng cho mình bằng những mẫu câu và lượng từ vựng đã học trong bài hôm nay và những bài trước đó.
Bạn có thể làm bài tập trắc nghiệm sau khi học thuộc bài 3 tại đây:
https://tiengtrunganhduong.com/quiz/giao-trinh-han-ngu-1-bai-3-bai-trac-nghiem-1.htm
6. Link tải file pdf của bài học
Link tải File pdf bài học số 3, giáo trình hán ngữ 1:
https://drive.google.com/open?id=1kpoeT7axgqmTWvmmv6FfQg12aIFj9ucJ
Xem bài học trước: Bài 2 giáo trình hán ngữ 1
Xem bài học tiếp: Bài 4 giáo trình hán ngữ 1
Chúc các bạn học tiếng Trung vui vẻ.