Thuật xem địa lý và các yếu tố nội thất

11/11/2017 10:20
Các yếu tố xây dựng ảnh hưởng đến môi trường bên trong và Phong thủy của một ngôi nhà hay căn hộ

Các yếu tố xây dựng ảnh hưởng đến môi trường bên trong và Phong thủy của một ngôi nhà hay căn hộ. Ví dụ như, hình dáng của công trình xây dựng ảnh hưởng đến không gian căn phòng và dòng khí. Cửa ra vào và cửa sổ tạo cho khí thông thoáng có tác đụng duy trì sự sống. Các lối đi và cầu thang lùa khí từ khoảng không gian này sang khoảng không gian khác, từ tầng thấp đến tầng cao hơn.... Mấu chốt quan trọng là phải thiết kế phần nội thất để tận dụng tối đa dòng khí.

 

Cửa ra vào và cửa sổ

 

Cửa chính của một ngôi nhà rất quan trọng vì nó đóng vai trò đưa khí vào phần bên trong. Nếu cửa chính được bố trí không đúng hướng, tử khí có thể phát sinh từ đó.

Không nên thiết kế cổng, cửa trước và cửa sau thẳng hàng, vận may của ngôi nhà sẽ ngắn ngủi. Theo giới Phong thủy, khí di chuyển từ cửa trước đến cửa sau theo một đường thẳng. Nếu tất cả các cửa sắp xếp thẳng hàng, khí thổi qua sẽ rất mạnh. Để duy trì và giảm bớt tốc độ của khí, nên đặt một tấm binh phong ở phía sau cửa trước hay phía trước cửa sau. Có một số thầy Phong thủy treo chuông gió ở lối vào để xua tan sát khí, còn những thầy khác lại treo ống sáo trên cửa ra vào vì trong tiếng Quảng Đông từ ống sáo âm phát ra giống từ biến mất. Về mặt hình tượng, ống sáo làm sát khí tan biến.

Hành lang cửa vào phải được bố trí theo vùng khí của không gian bên trong và hài hòa với biểu tượng tử vi của chủ nhân ngôi nhà. Các bức tường của lối vào không được quá tối hay quá hẹp, vì chúng sẽ chèn nén khí từ cửa chính. Về mặt tâm lý, người ta cảm thấy thích hơn khi bước vào một ngôi nhà qua lối vào sáng sủa và có tỉ lệ cân đối.

Các cửa sổ phải được bố trí sao cho đón nhận được không khí trong lành và khí, cũng như che chắn cho người sống trong nhà khỏi bị nắng nóng chiếu vào.

 

Căn phòng

 

Hình dạng và kết cấu của một căn phòng có ảnh hưởng đáng kể đến Phong thủy của ngôi nhà. Các căn phòng có dạng hình vuông, hình chữ nhật và gọn gàng có tác dụng kích thích khí, còn các hình bất thường chè nép khí.

 

Hình vuông tượng trưng cho trái đất. Đó là hình dạng biểu tượng cho công lý và quyền lực đồng thời được xem là mang ý nghĩa tốt về mặt Phong thủy.

 

Về mặt phong thủy, không nên sử dụng hình này vì gió có thể bị chặn lại trong vùng khuyế (dấu đánh x) và tà khí có thể tập trung vào đó.

 

Đây là hình dạng quạt mà các nhà địa lý liệt vào dạng “bất tồn khí” có nghĩa là không giữ được khí

 

Biểu tượng này, “trư lung xuất thủy cách” có ý nghĩa tốt vì tượng trưng cho của cải và có hình dạng giống lồng nhốt lợn mà nước có thể chảy qua dễ dàng.

Hình dạng này mang ý nghĩa không tốt cũng không xấu.

 

Tường, tràn nhà, đà và cột cấu trúc

 

Theo giới Phong thủy, các bức tường có ảnh hưởng lớn đên Phong thủy của ngôi nhà, căn hộ hay thậm chí cả một thành phố. Ví dụ như tường bao bọc quanh Tử cấm Thành tạo nên một cảm giác an toàn cho người sống bên trong và đóng vai trò như những nhân tố phòng vệ, xác định ranh giới đồng thời cản tà khí quấy nhiễu con người.

Trong khoảng không gian bên trong, bức tường đóng vai trò như những rặng núi che chắn của một địa điểm có Phong thủy tốt. Người sống trong nhà có thể ngồi tựa lưng vào tường vững chắc để tránh “nguy hiểm” và nhìn ra ngoài cửa sổ đón nhận cảnh quan đẹp mắt (đặc biệt là nhìn ra biển vì nước tượng trưng cho vận may).

Các bức tường vững chắc đôi khi được sử dụng để cô lập sát khí và ngăn chặn dòng khí. Các ngôi nhà ở Trung Quốc thường được thiết kế sao cho bức tường ở lối vào có tác dụng làm lệch hướng tà khí. Mặt khác, các bức tường không được cản trở dòng sinh khí chuyển động từ vùng không gian này lên vùng khác.

 

Các bức tường của ngôi nhà có sân trong ngày bao bọc khu đất và bảo vệ sự sống cách biệt của chủ nhân đồng thời ngăn cản bụi do gió bắc thổi vào nhà.

 

Cùng với tường, trần và nền nhà được kết hợp vào sơ đồ thiết kế của một gian phòng, nên thận trọng đo lường chiều cao, chiều ngang và chiều rộng của chúng để bảo đảm đạt được kích thước Phong thủy tốt.

 

Mặc dù việc thiết kế các gian phòng cho mục đích sử dụng nào đó là ứng dụng phổ biến, nhưng các sự thay đổi trong gia đình, lối sống và trong vị trí của khí suốt chu kỳ sống của gia đình có thể đòi hỏi có những đổi mớì về cấu trúc; do vậy nên thiết kế phần nội thâts thật linh động đủ để đáp ứng các thay đổi trên. Các nhà Phong thủy khuyên các phần nội thất nên dễ tháo ráp và xây dựng để cho khoảng không gian bên trong có thể được sắp xếp lại như ý muốn.

Đối với trần nhà, các nhà Phong thủy quan niệm không nên để lộ hay xây các đà vào sườn mái nhà ở trên nơi ngủ. Trần nhà nghiêng cũng mang ý nghĩa xấu vì có tác dụng đè nén và cản trở dòng khí. Nếu một đà nhà trông như thể đang ở vị trí đè lên, hãy treo một chuông gió trên đó để xua sát khí.

 

Theo quan niệm của giới phong thủy, luôn ngồi dưới xà nhà nặng là Phong thủy xấu

 

Các cột cấu trúc phải được bố trí ở bốn góc của căn phòng hay âm trong tường để tránh cản trở khí. Một cột lộ ra trong phần nội thất tạo ra sát khí hay khí thiếu cân bằng, do vậy không nên ngồi quay lưng lại phía cột đó. Bằng cách xây một bức tường vững chắc ngăn cách giữa cột và người, bức tường này sẽ cô lập dòng khí thiếu cân bằng và có tác dụng che chắn.

 

Cầu thang

 

Cầu thang và hành lang nối liền là những yếu tố quan trọng trong sơ đồ nội thất. Theo giới Phong thủy cầu thang đối diện cửa chính và hướng thẳng lên từ tầng này sang tầng khác là nguồn sinh ra sát khí. Cũng không nên bố trí cầu thang ở ngay giữa nhà.

 

 

 

| Trung tâm Tiếng Trung Ánh Dương