Tam tự kinh giải nghĩa (phần 3)

24/05/2018 15:20
Trong phần 3 Tam Tự Kinh giải nghĩa, chúng ta cùng tìm hiểu về cách dạy trẻ nhỏ, cách thức học tập từ tiểu học đến Tứ thư, Kinh thư, Tử Thư, Sử thư

 

Tam Tự Kinh giải nghĩa (phần 3)

 

Trong phần 3 Tam Tự Kinh giải nghĩa, chúng ta cùng tìm hiểu về cách dạy trẻ nhỏ. Trước tiên, cách dạy trẻ nhỏ là phải giảng giải rõ ràng chi tiết, hiểu cách kết câu. Sau đó là nói về cách thức và trình tự học tập. Đầu tiên phải học hết tiểu học, rồi học đến Tứ thư, rồi sau đó đến các sách quan trọng khác như Lục Kinh, Tam Dịch, Lễ Ký, Tam Truyền, Tử thư. Sau khi đọc thuộc Kinh Thư và Tử Thư, tiếp tục đọc Sử Thư, để tìm tòi nghiên cứu về thế hệ của các triều đại, hiểu được nguyên nhân dẫn đến sự thịnh suy của các triều đại đó rút ra được bài học từ lịch sử.

 

Phàm huấn mông 
Tu giảng cứu 
Tường huấn hỗ 
Minh cú đậu

 

凡训蒙 (fán xùn méng)
须讲究 (xū jiǎngjiù)
详训诂 (xiáng xùngǔ)
名句读 (míng jù dòu)

 

Giải nghĩa: Phàm là giáo viên dạy cho trẻ em mới vào nhập học, nhất định phải giảng rõ ràng chi tiết từng chữ, từng câu, hơn nữa còn để cho các bé khi đọc sách hiểu cách kết câu.

 

Vi học giả 
Tất hữu sơ 
Tiểu học chung
Chí tứ thư

 

为学者 (wéi xuézhě)
必有初 (bì yǒu chū)
小学终 (xiǎoxué zhōng)
至四书 (zhì sìshū)

 

Giải nghĩa: là một người có học thức, giai đoạn đầu khi tìm hiểu học hỏi cần phải xây dựng tốt nền tảng cơ bản, học thật chắc kiến thức tiểu học rồi mới tiếp tục học "Tứ thư".

 

Luận ngữ giả 
Nhị thập thiên 
Quần đệ tử 
Ký thiện ngôn

 

论语者 (lúnyǔ zhě)
二十篇 (èrshí piān)
群弟子 (qún dìzǐ)
记善言 (jì shàn yán)


Giải nghĩa: <Luận ngữ> tổng cộng có 12 chương. Là bộ sách ghi chép lại những lời bàn có liên quan đến Khổng Tử do các học trò của Khổng tử ghi chép lại.


Mạnh tử giả 
Thất thiên chỉ
Giảng đạo đức 
Thuyết nhân nghĩa

 

孟子者 (mèngzǐ zhě)
七篇止 (qī piān zhǐ)
讲道德 (jiǎng dàodé)
说仁义 (shuō rényì).

 

Giải nghĩa: <Mạnh Tử> là tác phẩm của Mạnh Kha, tổng cộng có 7 chương. Nội dung cũng là những lời bàn có tu dưỡng đạo đức, nêu cao đạo đức nhân nghĩa.


Tác trung dung 
Nãi khổng cấp 
Trung bất thiên 
Dung bất dịch 

 

作中庸 (zuò zhōngyōng)
乃孔伋 (nǎikǒng jí)
中不偏 (zhōng bùpiān)
庸不易 (yōng bùyì)

 

Giải nghĩa: <Trung Dung> là tác phẩm do Khổng Cấp ( cháu trai của Khổng Tử, tự Tử Tư) viết, "Trung" có nghĩa là không thiên về, "Dung" có nghĩa là không đổi.

 

Tác đại học 
Nãi tăng tử 
Tự tu tề 
Chí bình trị

 

作大学 (zuò dàxué)
乃曾子 (nǎi céngzi)
自修齐 (zìxiū qí)
至平治 (zhì píngzhì)

 

Giải nghĩa: <Đại học> là tác phẩm do Tằng Tham (học trò của Khổng Tử, người đời sau tôn ông là Tằng Tử), với chủ trương "tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ".

 

Hiếu kinh thông 
Tứ thư thục 
Như lục kinh 
Thủy khả độc 

 

孝经通 (xiào jīng tōng)
四书熟 (sìshū shú)
如六经 (rú liù jīng)
始可读 (shǐ kě dú)

 

Giải nghĩa: Cần đọc thuộc Tứ thư, thông hiểu đạo lí hiếu kính thì mới có thể đi đọc loại sánh thâm sâu như Lục kinh

 

Thi thư dịch 
Lễ xuân thu 
Hiệu lục kinh 
Đương giảng cầu

 

诗书易 (shī shū yì)
礼春秋 (lǐ chūnqiū)
号六经 (hào liù jīng)
当讲求 (dāng jiǎngqiú)


Giải nghĩa: <Thơ>, <Thư>, <Dịch>, <Lễ>, <Xuân Thu>, và <Nhạc> gọi là Lục kinh, đây là những tác phẩm kinh điển trọng yếu của Nho gia Trung Quốc cổ, nên đọc và xem xét kĩ lưỡng.

 

Hữu liên sơn
Hữu qui tàng
Hữu châu dịch
Tam dịch xương

 

有连山 (yǒu lián shān)
有归藏 (yǒu guī cáng)
有周易 (yǒu zhōuyì)
三易详 (sān yì xiáng)

 

Giải nghĩa: < Liên Sơn >, < Quy Tàng >, < Chu Dịch > là ba bộ sách cổ của Trung Quốc, được gọi là "Tam Dịch", dùng hình thức "quái" (bát quái) để giải thích những quy luật biến hóa tuần hoàn của vạn vật trong vũ trụ.

 

Hữu điển mô
Hữu huấn cáo
Hữu thệ mệnh
Thư chi áo

 

有典谟 (yǒu diǎn mó)
有训诰 (yǒu xùn gào)
有誓命 (yǒu shì mìng)
书之奥 (shū zhī ào)

 

Giải nghĩa: Nội dung của <Thư Kinh> (<Thượng Thư>) phân thành 6 phần: Nhất Điển, là nguyên tắc lập quốc cơ bản; Nhị Mô, là kế hoạch trị quốc; Tam Huấn, là thái độ của đại thần; Tứ Cáo, là thông cáo của vua; Ngũ Thệ là yết thị khởi binh; Lujch Mệnh là mệnh lệnh của vua.

 

Ngã chu công
Tác châu lễ
Trước lục quan
Tồn trị thể

 

我周公 (wǒ zhōugōng)
作周礼 (zuò zhōu lǐ)
著六官 (zhe liù guān)
存治体 (cún zhì tǐ)

 

Giải nghĩa: Chu Công sáng tác ra <Chu lễ>, trong đó ghi lại chế độ quan viên lục cung và tình hình tổ chức nhà nước thời bấy giờ.


Đại tiểu đái
Chú lễ ký
Thuật thánh ngôn
Lễ nhạc bị

 

大小戴 (dàxiǎo dài)
注礼记 (zhù lǐ jì)
述圣言 (shù shèng yán)
礼乐备 (lǐ yuè bèi)

 

Giải nghĩa: Đới Đức và Đới Thánh đã chỉnh sửa và chú thích < Lễ Ký >, thuật lại và tuyên truyền những tác phẩm của thánh hiền, để cho người đời sau biết được tình hình quy chế pháp luật và các lễ nghi có liên quan của đời trước.

 

Viết quốc phong
Viết nhã tụng
Hiệu tứ thi
Đương phúng vịnh

 

曰国风 (yuē guó fēng)
曰雅颂 (yuē yǎ sòng)
号四诗 (hào sì shī)
当讽咏 (dāng fèng yǒng)

 

Giải nghĩa: < Quốc Phong >, < Đại Nhã >, < Tiểu Nhã >, < Tụng >, được gọi là Tứ thư, là một thể loại thơ ca có nội dung phong phú và tình cảm sâu sắc, thật sự rất đáng để chúng ta ngâm nga.

 

Thi ký vong
Xuân thu tác
Ngụ bao biếm
Biệt thiện ác

 

诗既亡 (shī jì wáng)
春秋作 (chūnqiū zuò)
寓褒贬 (yù bāobiǎn)
别善恶 (bié shàn è)

 

Giải nghĩa: Sau này do thời nhà Chu suy yếu, Thi Kinh cũng theo đó mà bị lạnh nhạt, vì vậy Khổng Tử đã sáng tác ra <Xuân Thu>, trong cuốn sách này ẩn chứa những lời bình phẩm về tình hình chính trị thực tại và bàn luận về những hành vi tốt xấu của các nước.

 

Tam truyện giả
Hữu công dương
Hữu tả thị
Hữu cốc lương

 

三传者 (sān chuán zhě)
有公羊 (yǒugōng yáng)
有左氏 (yǒu zuǒ shì)
有谷梁 (yǒu gǔ liáng)

 

Giải nghĩa: Tam Truyền chính là <Công Dương Truyền > của Dương Cao, < Tả Truyền > của Tả Khưu Minh, và < Cốc Lương Truyền > của Cốc Lương Xích, chúng đều là những sách giải nghĩa của tác phẩm<Xuân Thu>

 

Kinh ký minh
Phương độc tử
Toát kỳ yếu
Ký kỳ sự

 

经既明 (jīng jì míng)
方读子 (fāng dú zi)
撮其要 (cuō qí yào)
记其事 (jì qí shì)

 

Giải nghĩa: Đọc thuộc Kinh Truyền rồi mới đọc đến Tử Thư. Tử Thư rất phức tạp, nhất thiết phải chọn những cái quan trọng để đọc, đồng thời cần phải ghi nhớ từ đầu đến cuối, nguyên nhân và kết quả của mỗi một sự việc

 

Ngũ tử giả
Hữu tuân dương 
Văn trung tử
Cập lão trang

 

五子者 (wǔzǐ zhě)
有荀杨 (yǒu xún yáng)
文中子 (wénzhōng zǐ)
及老庄 (jí lǎo zhuāng)

 

Giải nghĩa: Ngũ Tử chỉ Tuân Tử, Dương Tử, Văn Trung Tử, Lão Tử và Trang Tử. Sách mà họ viết cũng được gọi là Tử thư

 

Kinh tử thông
Độc chư sử
Khảo thế hệ
Tri chung thủy

 

经子通 (jīng zǐ tōng)
读诸史 (dú zhū shǐ)
考世系 (kǎo shìxì)
知终始 (zhī zhōng shǐ)

 

Giải nghĩa: Sau khi đọc thuộc Kinh Thư và Tử Thư, tiếp tục đọc Sử Thư, khi đọc Sử bắt buộc phải tìm tòi nghiên cứu về thế hệ của các triều đại, hiểu được nguyên nhân dẫn đến sự thịnh suy của các triều đại đó, như vậy thì mới có thể rút ra được bài học từ lịch sử.

 

Xem bài tiếp theo: Tam tự kinh giải nghĩa (phần 4)

 

| Trung tâm Tiếng Trung Ánh Dương