Trong triều đại Bắc Tống (960-1127 SCN), Cổ Dịch và Lý Sư Sư là một đôi tình nhân. Cổ Dịch là một võ quan có tài thi ca. Lý Sư Sư lại là một kỹ nữ nổi tiếng, rất giỏi ca hát, nhảy múa và thơ ca.
Họ rất yêu và trân trọng nhau.
Sau này, Hoàng đế Tống Huy Tông (1082-1135 SCN) nghe danh Lý Sư Sư và bắt đầu tìm đến nàng. Từ đó, hoàng đế đã phải lòng vẻ đẹp và tài năng của Lý, do đó Cổ buộc phải chấm dứt mối quan hệ của mình với Lý.
Quá đau khổ, Cổ đã viết một bài thơ bày tỏ tình cảm của mình đối với Lý và lòng ghen tị đối với vị hoàng đế.
>>>>XEM NGAY: khóa học tiếng trung giao tiếp
Bài thơ đã bị một viên quan tâm địa nham hiểm tên là Cao Cầu phát hiện, y đã trình tấu với hoàng đế, khiến Cổ bị cầm tù. Không những mất tự do, Cổ còn thêm đau khổ vì mất đi tình yêu của mình.
Trong cuốn sách vào thế kỷ 13 Đại Tống Tuyên Hòa di sự (大宋宣和遗事) (1), cách diễn đạt thiên la địa võng (天罗地网) được dùng để mô tả tình cảnh của Cổ. Về nghĩa đen, thành ngữ này có nghĩa là lưới ở trên và bẫy ở dưới, được dịch sang tiếng Anh là “net from heaven to earth”, nghĩa là một lưới bủa vây từ trên trời đến dưới đất. Sau này, nó đã trở thành một thành ngữ để chỉ một người đang trong tình huống nguy hiểm và không biết cầu viện vào đâu.
Ghi chú:
(1). Đại Tống Tuyên Hòa di sự (大宋宣和遗事) bao gồm nhiều phiên bản về các câu chuyện được cho là về các sự kiện lịch sử. Cuốn sách được chia thành 10 chương, khái quát lịch sử của nhà Tống từ đầu thế kỷ thứ 11 đến sự thành lập của chế độ Nam Tống vào năm 1127