Học tiếng Trung qua âm Hán Việt

07/11/2016 15:40
Phương pháp học tiếng Trung qua âm Hán Việt - lợi dụng nhưng không lạm dụng

 

 Học tiếng Trung qua Âm Hán Việt – lợi dụng nhưng không lạm dụng!

 

Như các bạn đã biết trong tiếng Việt của chúng ta có rất nhiều từ vay mượn tiếng Hán, theo thống kê có đến 60-80% là từ vay mượn gốc Hán, đó cũng là một trong những lí do vì sao người Việt Nam rất có lợi thế trong việc học tiếng Trung. Nếu biết cách nắm bắt lợi thế này thì chúng ta hoàn toàn có thể ghi nhớ và phát triển từ vựng khi học tiếng Hán hiện đại một cách rất nhanh chóng và hiệu quả.

 

Mời các bạn cùng xem ví dụ dưới đây nhé :

 

   - Từ ‘学生” / Xuésheng/ bao gồm hai âm Hán Việt là HỌC VÀ SINH tạo thành,  là HỌC, là SINH, và khi ghép hai âm lại với nhau, nó vẫn mang nghĩa là ‘học sinh’ như trong Tiếng Việt.

   - Từ ”学习” / Xuéxí /gồm hai âm Hán Việt là HỌC và TẬP tạo thành, là HỌC, là tập, và khi hai từ này kết hợp lại tạo thành nghĩa ‘học tập’ giống như trong Tiếng Việt.

   - Từ”公安’’/ Gōng'ān/ âm Hán Việt là CÔNG AN, là CÔNG,安là AN, và khi hai âm này kết hợp với nhau cho ta nghĩa “ công an “ đúng như trong Tiếng Việt.

   - Từ ”校长“ / Xiàozhǎng/ âm Hán Việt là HIỆU TRƯỞNG, âm Hán Việt là HIỆU, âm Hán Việt là TRƯỞNG, hai từ này ghép lại với nhau cho ta chữ “hiệu trưởng”.

 

Qua 4 ví dụ trên có thể thấy , chúng ta có thể lợi dụng sự đối ứng giữa từ Hán Việt và ý nghĩa của chữ Hán tương ứng trong việc học từ vựng tiếng Hán hiện đại.

 

Ví dụ, giả sử bạn không biết từ “lãng phí” tiếng Trung là gì, nhưng bạn đã được học từ trong từ 浪漫 / Làngmàn/: lãng mạn, có âm Hán Việt là LÃNG và từ trong từ 学费 / Xuéfèi /: học phí, có âm Hán Việt là PHÍ, vậy ta ghép 2 từ này lại sẽ được từ LÃNG PHÍ.

 

Một ví dụ nữa, giả sử như bạn chưa được học từ “ cách mạng” tiếng Trung là gì, nhưng bạn đã được học qua từ trong từ 改革/ Gǎi gé/: cải cách, có âm Hán Việt là CÁCH và từ trong từ 命运/ Mìngyùn/: vận mệnh, số mệnh, có âm Hán Việt là MỆNH/MẠNG , vậy ta ghép 2 từ này lại sẽ được từ CÁCH MẠNG.

 

Có thể thấy rằng sự đối ứng giữa từ Hán Việt và ý nghĩa của chữ Hán tương ứng là một lợi thế rất lớn đối với người Việt Nam chúng ta khi học tiếng Trung cơ bản, nó giúp chúng ta không cần mất quá nhiu thời gian cho việc tra từ mới, mà dựa vào âm Hán Việt chúng ta có thể đoán ra được chữ Hán tương ứng với nó là gì. Tuy nhiên âm Hán Việt đôi khi cũng có những ảnh hưởng tiêu cực nhất định đối với người học, bởi không phải lúc nào cũng có sự đối ứng hoặc có nhiu trường hợp quá lạm dụng âm Hán Việt gây ra những sai sót hoặc hiểu lầm.

 

Mời các bạn xem ví dụ dưới đây :

      - Một ví dụ đơn giản như từ 大家/ Dàjiā /âm Hán Việt là ĐẠI GIA, nhưng nó không h mang nghĩa “ đại gia”  nghĩa là nhà giàu lắm tin nhiu của như trong tiếng Việt của chúng ta, mà 大家 trong tiếng Trung có nghĩa là “mọi người, các bạn,…”, trong tiếng Trung để chỉ những đại gia lắm tin nhiu của ta dùng từ 土豪 / Tǔ háo/ hoặc 大款 / Dà kuǎn /

      - Từ 卫生 / Wèishēng/ âm Hán Việt là VỆ SINH nhưng 卫生部 / Wèishēng bù/ không dịch là BỘ VỆ SINH  đâu nhé, mà phải là Bộ Y Tế.

     - Từ 利用  / Lìyòng /âm Hán Việt là LỢI DỤNG, mà từ lợi dụng trong tiếng Việt chỉ mang nghĩa xấu, nhưng trong tiếng Trung 利用 không hoàn toàn chỉ mang nghĩa xấu mà nó còn mang nghĩa tận dụng.

     - Từ 困难 / Kùnnán/ âm Hán Việt là KHỐN NẠN nhưng nó không phải mang nghĩa xấu xa như từ “ thằng khốn nạn, đồ khốn nạn” trong tiếng Việt mà 困难 có nghĩa là khó khăn.

     - Từ 教师 / Jiàoshī/ âm Hán Việt là GIÁO SƯ nhưng nó không phải là “ giáo sư” trong tiếng Việt đâu nhé, mà đây là giáo viên, còn từ giáo sư phải là 教授/ Jiàoshòu / Ví dụ từ “ thời tiết” , ta có chữ âm Hán Việt là THỜI và từ âm Hán Việt là TIT, vậy bạn ghép luôn hai từ này với nhau 时节/ Shíjié/ thành từ “ thời tiết” là hoàn toàn sai nhé, tiếng Trung từ “ thời tiết” phải là 天气/ Tiānqì/

     - Từ “老师”/ Lǎoshī/ âm Hán Việt là LÃO SƯ, mình thấy nhiu bạn khi dịch vẫn để là “ lão sư”, từ này có nghĩa là thầy giáo, cô giáo. Tuy nhiên ở Trung Quốc không phải chỉ những người làm thầy, cô giáo đi dạy học sinh mới gọi là 老师 mà cả những người có tài năng đạt đến mức độ nhuần nhuyễn bậc thầy trong một lĩnh vực nào đó cũng được gọi là , để th hin s kính trng đối vi h.

    - Từ “不过” / Bùguò / âm Hán Việt là BẤT QUÁ, nhưng trong tiếng Việt “bất quá” lại mang một sắc thái nghĩa hoàn toàn khác, nghĩa là : cùng lắm thì cũng chỉ..., ví dụ “ bất quá tao với mày làm liu”, còn 不过 trong tiếng Trung có nghĩa là “nhưng, có điu” nhé!

 

Qua đây ta có thể thấy không phải lúc nào chúng ta sử dụng cách ghép âm Hán Việt cũng cho ta một từ đúng. Lợi dụng được nó là cái tốt nhưng bạn tuyệt đối không nên lạm dụng nó, nhiều khi sẽ gây ra những sai sót, hiểu lầm không đáng có. Một lời khuyên cho các bạn là khi chúng ta sử dụng âm Hán Việt để ghép chữ tìm từ mới thì bạn nên tra lại từ điển để chắc chắn từ đó hoàn toàn tồn tại và nghĩa của nó tương ứng với nghĩa ban đầu bạn đang tìm trong Tiếng Việt nhé. Chúc các bạn học tốt tiếng Trung!

| Trung tâm Tiếng Trung Ánh Dương