9 món ăn không thể bỏ qua khi du lịch Tây Tạng

23/07/2015 17:00
Du lịch Tây Tạng, ngoài phong cảnh tuyệt vời, các món ăn cũng là một trong những điều mà nhiều du khách tỏ ra vô cùng hứng thú.
Món trà ngọt của Lhasa được pha chế từ trà đen nóng, sữa tươi hoặc sữa bột, và đường

1. Trà ngọt: Món trà ngọt của Lhasa được pha chế từ trà đen nóng, sữa tươi hoặc sữa bột, và đường, hương vị thơm ngọt, độ dinh dưỡng cao.

Trà bơ là thức uống chủ đạo của Tây Tạng.

2. Trà bơ: Đây là thức uống chủ đạo của Tây Tạng. Nếu có thể, bạn nên tranh thủ cơ hội uống càng nhiều loại trà này càng tốt, vì nó không những ngon mà còn có dinh dưỡng rất cao, có thể kịp thời bổ sung nhiệt lượng trong những ngày du lịch bận rộn. Trà bơ giúp tiêu hóa tốt, uống vào vừa đỡ khát vừa đỡ đói, lại có thể chống cảm và giảm bớt những phản ứng do không thích nghi với không khí loãng vùng cao nguyên. Những người Tây Tạng hiếu khách luôn thích mời bạn món này, mà đã mời là không được từ chối, nếu không muốn bị mang tiếng thất lễ.

Bánh Tsampa là một trong những loại đồ ăn chính đặc sắc của Tây Tạng

3. Bánh Tsampa: Đây là một trong những loại đồ ăn chính đặc sắc của Tây Tạng, được làm từ lúa mạch hoặc đậu Hà Lan sau khi đã xào chín, đánh nhuyễn với trà bơ, viên thành bánh. Cũng có thể làm với trà mặn, sữa chua hoặc rượu lúa mạch.

Ăn mỳ Tạng sướng nhất là nhấm nước dùng.

4. Mỳ Tạng: Ăn mỳ Tạng sướng nhất là nhấm nước dùng. Vị của nước dùng thanh thanh quyện lẫn với mùi thơm của hành, ăn miếng nào đã miếng nấy.

Cái ngon của mỳ nguội là vị cay của tương ớt.

5. Mỳ nguội: Cái ngon của mỳ nguội là vị cay của tương ớt. Cách chế biến ớt của Tây Tạng chủ yếu là ngâm cùng nước, nên tương ớt có vị thanh đạm rất khó quên. Mỳ nguội thường hay ăn cùng khoai tây thái viên.

Sữa chua của Tây Tạng phân làm hai loại, "Đủ Tuyết" làm từ sữa tươi đã chế bơ, và "Thiếu Tuyết" làm từ sữa tươi chưa chế bơ.

6. Sữa chua: Sữa chua của Tây Tạng phân làm hai loại, “Đủ Tuyết” làm từ sữa tươi đã chế bơ, và “Thiếu Tuyết” làm từ sữa tươi chưa chế bơ.

Cứ tới cuối năm, khi nhiệt độ xuống dưới 0 độ C, người dân Tây Tạng lại mang thịt dê cắt thành từng dải, phơi ở nơi râm mát thoáng khí, để gió thổi cho khô tự nhiên, đến khoảng tháng 2, 3 năm tiếp theo là có thể ăn.

7. Thịt khô phơi gió: Cứ tới cuối năm, khi nhiệt độ xuống dưới 0 độ C, người dân Tây Tạng lại mang thịt dê cắt thành từng dải, phơi ở nơi râm mát thoáng khí, để gió thổi cho khô tự nhiên, đến khoảng tháng 2, 3 năm tiếp theo là có thể ăn.

Bò rừng sống ở vùng cao nguyên tuyết dày tại độ cao 3.500m so với mặt nước biển, nên người ta gọi đây là thực phẩm siêu sạch.

8. Thịt bò rừng khô: Bò rừng sống ở vùng cao nguyên tuyết dày tại độ cao 3.500m so với mặt nước biển, nên người ta gọi đây là thực phẩm siêu sạch.

Rượu lúa mạch có màu vàng, vị chua ngọt, độ cồn thấp ngang bia.

9. Rượu lúa mạch: Rượu lúa mạch có màu vàng, vị chua ngọt, độ cồn thấp ngang bia. Cách uống rượu lúa mạch là “3 ngụm 1 ly”, tức là uống một ngụm, rót đầy, lại uống một ngụm, lại rót đầy, rồi uống ngụm thứ ba, tiếp tục rót đầy, và cạn ly. Thường trên bàn rượu, chủ tiệc hay vừa hát vừa mời khách rượu.

Theo Zing News

HỌC TIẾNG TRUNG Ở ĐÂU UY TÍN TẠI HÀ NỘI?

*********
Gọi ngay để tham gia vào trung tâm tiếng Trung Ánh Dương!
 
 Hotline:  097.5158.419  
 091.234.9985  ( gặp Cô Thoan)    
Địa chỉ: Số 6 dãy B5 ngõ 221 Trần Quốc Hoàn Cầu Giấy
 
| Trung tâm Tiếng Trung Ánh Dương